Gia Dinh Gieo Giong

Tuần 42 SÁCH GIÊRÊMI (Chương 1 – 12)


Tuần 42
SÁCH GIÊRÊMI
(Chương 1 – 12)

I.                   TỔNG QUÁT VỀ SÁCH GIÊRÊMI

Giê-rê-mi là một con người rất là đặc biệt, đặc biệt là bởi vì cái tác phẩm mà ông để lại cho ta nó cung cấp cho ta rất nhiều thông tin về con người, bản thân và chức vụ của tiên tri Giê-rê-mi hơn tất cả các nhân vật khác ở trong Cựu Ước.
Qua sách tiên tri Giê-rê-mi chúng ta đọc được tâm tình và nội tâm của nhà tiên tri đầy nước mắt này.

Ngay câu đầu tiên, chúng ta đã thấy ông là một con người như thế nào rồi khi mà mô tả về sự kêu gọi của Chúa cho mình. Trước khi chúng ta đi vào cái con người nội tâm của Giê-rê-mi, vào sứ điệp của Giê-rê-mi. Chúng ta định vị từ ngoài xem ông nằm trong bối cảnh lịch sử, xã hội như thế nào.

Về thời gian lịch sử Giê-rê-mi sống trong khoảng trước thời lưu đầy Ba-by-lôn chừng 30 hoặc 40 năm. Nghĩa là một thời gian sống khi mà đế quốc A-suê ru vẫn còn rồi sau đó đế quốc A-si-ri sụp đổ bởi một bàn tay đế quốc mới lên Ba-by-lôn.

Giê-rê-mi vẫn tiếp tục sống trong vương quốc Giu-đa và làm tiên tri thêm một thời gian nữa trong tân đế quốc Ba-by-lôn rồi số phận của ông cũng kết thúc giống như đất nước của ông vậy.

Chúng ta đọc tác phẩm của ông, chúng ta có thể nhận ra cái khoảng thời gian mà ông thi hành chức vụ tiên tri của mình. Ngay cái chương đầu tiên chúng ta đã biết là khoảng năm thứ mười mấy của đời ông vua Giô-si-a. Thời gian sống của ông này là 640 T. C – 609 T.C.

Ông này có một điểm rất là đặc biệt đáng nhớ, một biến cố quan trọng trong thời Giô-si-a-hu ( Giô-si-a). Đó là cái cuộc cải cách tôn giáo, ông lật đổ hết tất cả các thần tượng và đền thờ của thần tượng của người ngoại như thần Ba-anh, thần Át-tạt-tê, các thần tượng của người Ca-na-an từ đời cha của ông.
Rồi ông lập lại đền thờ của Đức Chúa Trời và sự thờ phượng Thiên Chúa, rồi ông khám phá ra khoảng năm 620 T.C, tức là 20 năm sau từ khi bắt đầu lên ngôi ở đền thờ một cái tài liệu đem từ phía bắc xuống.
Tài liệu Phục-truyền-luật-lệ-ký. Cái tài liệu đó được dấu ở trong đền thờ bấy lâu mà bây giờ mới khám phá những người từ Sa-ma-ri khi mà bị A-suê-ru tấn công, thủ đô Sa-ma-ri bị mất thì họ đem những tài liệu đó xuống phía nam để ở trong đền thờ khoảng gần một thế kỷ sau mới khám phá.

Và nhờ cái tài liệu này mà Giô-si-a đã canh tân tôn giáo vương quốc Giu-đa của mình. Cho nên, biến cố này là một biến cố quan trọng và cái thời gian canh tân tôn giáo này cũng lại là thời gian của tiên tri Giê-rê-mi.

Như vậy, theo như sách tiên tri Giê-rê-mi mà chúng ta đọc thì Giê-rê-mi bắt đầu thi hành chức vụ khoảng năm 626 T.C nghĩa là còn khoảng 20 năm nữa cái đế quốc A-si-ri mới sụp đổ.

Cho đến năm 605 T.C thì đế quốc A-si-ri hoàn toàn bị sụp đổ. Trước đó một số năm đã bị đế quốc Ba-by-lôn là một cái đế quốc mới ở phía nam nó lớn lên, nó đòi độc lập và đòi chiếm. Nhưng mà mãi tới năm 605 thì Ba-by-lôn mới hoàn toàn đánh sụp A-si-ri.

Khoảng thời gian ông mất là khoảng thời gian năm 580 T.C, mà ông chết không phải ông chết ở đất Giu-đa mà chết xa hơn ở Ai-cập, ông bị trục xuất và bị lưu đày ở Ai-cập.

Theo truyền thuyết chứ không phải theo Thánh-kinh nói rằng: Giê-rê-mi bị chính tay của những người đồng bào của ông ném đá chết.

Như vậy, ông chết sau biến cố Giê-ru-sa-lem sụp đổ năm 587 T. C. Đây là năm mà đế quốc Giu-đa sụp đổ. Và cũng từ đó trở đi không còn đất nước Do-thái nữa. Cho tới nửa thế kỷ sau mới có lưu đày trở về tức là hồi hương năm 538 T.C.

Vậy thì cuộc đời tiên tri của Giê-rê-mi khoảng trên 40 năm, trong khoảng thời gian đó thì có nhiều biến cố xảy ra.

Ông chứng kiến những cuộc chiến tranh trong khoảng thời gian năm 626 T. C- 580 T.C.

Có những cuộc chiến tranh thứ nhất là chiến tranh với Ai-cập năm 609 T.C. năm này vua Giô-si-a tử trận ở Mê-ghít-đô.

Rồi cuộc chiến tranh với Ba-by-lôn năm 597 T.C – 587 T.C năm này là đất nước bị sụp đổ, đền thờ hoàn toàn bị tàn phá.

Suốt 40 trong chức vụ Giê-rê-mi chứng kiến ba cuộc chiến tranh, nhưng mà ông cũng đồng thời chứng kiến một biến cố là biến cố cải cách tôn giáo năm 620 T.C.
Như vậy, tiên tri Giê-rê-mi đã nói tiên trong năm đời vua mà trong đó vua Giô-si-a nổi bật nhất, dài nhất nhưng có nhiều điểm tích cực nhất, những ông vua sau là những ông vua tồi và gian ác.
Giê-rê-mi sinh ra không xa Giê-ru-sa-lem đó là thành phố A-na-tốt phía bắc thuộc gia đình tế lễ đó là một vài nét của con người Giê-rê-mi.

Bây giờ, chúng ta nhìn về cuộc đời của ông như chúng ta đọc thấy trong sách của ông.

II.                CUỘC ĐỜI VÀ ƠN GỌI CỦA GIÊ-RÊ-MI
Số phận của Giê-ri-mi gắn liền với số phận của đất nước, khi ông bắt đầu nhận lãnh chức vụ là lúc bắt đầu thời hoàng kim đó là thời gian vương quốc Giu-đa cải cách tôn giáo.

Về cuối đời khi ông chứng kiến thành thánh và đền thờ bị phá tan tành dưới gót giày của đế quốc Ba-by-lôn thì chính số phận của bản thân ông cũng thế cũng bị lưu đày. Nhưng ông bị lưu đày không phải ở Ba-by-lôn mà bị lưu đày ở Ai-cập bởi chính những người đồng hương.

Và trong khoảng thời gian đó khi ông nói tiên tri thì toàn những lời chống lại vua, chống lại dân, những lời chói tai, mà những lời chói tai thì đem lại hậu quả là ông bị người ta thù ghét đến độ kết án ông là một con người phạm thượng, phản bội đất nước.

Bởi vì ông đả kích những chủ nghĩa hình thức, ỷ vào ta có đền thờ của Chúa tại Giê-ru-sa-lem nhưng trong tấm lòng và cuộc sống thì hoàn toàn ngược lại không đi vào giao ước tức là bất trung.

Nghĩa là ông đi sâu vào đả kích chủ nghĩa tôn giáo và hình thức bên ngoài. Chính vì như vậy mà ông bị dân ghét, và bị kết án. Và cuộc đời của ông rất là khốn khổ, như chúng ta thấy nhiều lần bị kết án như thế, một lần bị thượng tế ________ ( chương 20) ông thượng tế đó cho đánh đòn ông rồi cùm ông lại suốt đêm. ( chương 26) ông sắp bị đem đi sử tử nhưng ông đã thoát chết là bởi vì lúc đó có một người đến can thiệp. Vì người này đến với lý do là thế kỷ trước tiên tri Mi-chê nói tiên tri nghịch lại nhưng mà được trắng án thì hôm nay Giê-rê-mi cũng thế.

III.             TÍNH CÁCH CỦA GIÊ-RÊ-MI
Ngay trong những chương đầu tiên, chúng ta nhận ra Giê-rê-mi không phải là một con người thích nói nhưng thực tế ông nói rất nhiều mà toàn nói Lời Chúa sấm ngôn tuyên án chống lại dân và đền thờ là những chủ nghĩa tôn giáo bề ngoài.

Nhưng bản tính của ông thì trầm lặng, ít nói, thích yên ổn. Là một con người thầm lặng ( chương 1, 3, 7).
Đây là những chương mô tả nhân cách của ông.
( 1:4-10)
Câu 5 “trước khi ngươi sanh ra, ta đã biệt riêng ngươi, lập ngươi làm kẻ tiên tri cho các nước.”

Khi mà một người nào đó để ra một thời gian thật dài trong sa-mạc, để nhìn lại cuộc hành trình, để nhìn lại hành trình đức tin của mình.

Minh họa: Những ngày kiêng ăn cầu nguyện kéo dài. Đó là khoảng thời gian thuận lợi nhất trong đời của ta để ta ngẫm lại chính ơn gọi của mình. Lúc ấy ta có được cảm nghiệm và thậm chí có được những xúc cảm rất thầm lặng tương tự như tiên tri Giê-rê-mi.

Chúng ta nói như Giê-rê-mi rằng: Chúa biết tôi không chỉ tôi ở tuổi nào đó mà thậm chí Ngài biết từ bao phía trước rồi. Giê-rê-mi cảm nghiệm được Chúa gọi ngay cả trong dạ mẹ, nghĩa là ông cảm thấy rằng mọi sự đều là bởi Chúa quan phòng, Chúa đặt để, để dẫn tới một ngày nào đó ông xuất hiện trước dân thi hành chức vụ tiên tri.

Đó là một sự kêu gọi huyền nhiệm, nó huyền nhiệm là bởi vì ta có thể từ chối cái tiếng gọi đó. Chúa tự do Chúa chọn ta nhưng mà ta cũng tự do ưng thuận đáp lại hay không?

Sự kêu gọi làm Mục sư, hoặc truyền đạo, ơn gọi sống đời sống vợ chồng cũng vậy. Hôn nhân cũng là một ơn gọi bởi vì đó cũng là một việc đáp trả, một chọn lựa mà điều đó thấy rõ hơn ngay hôm nay.

Không phải tôi nói như thế để chúng ta chỉ suy nghĩ về sự kêu gọi cuộc đời tận hiến phục vụ Ngài dành riêng cho một ai nhưng dành cho tất cả những ai thâm sâu trong tấm lòng qua những biến cố.

Sự đáp trả tự do cái ơn gọi không phải là trước mặt Hội thánh mà là đáp trả mỗi ngày, sống với mỗi ngày trong ơn của Ngài.

Một đàng cái tính của ông trầm lặng ít nói, thích yên ổn hòa bình lại là một con người trẻ chung, thích vui nhưng thực tế khi mở miệng ra toàn tuyên sấm những lời kết án. Dường như Chúa bắt ông làm như vậy.

Thích một đàng mà Chúa gọi ông làm một nẻo, một con người có tính cách trầm lặng nhưng luôn luôn cứ phải mở miệng, mở miệng. Mà mở miệng ra không phải là nói những điều bình thường mà luôn luôn là điều Chúa muốn nói với dân nghĩa là ông phải nói điều Chúa nói chứ không phải nói lời của ông như trong chương 26.

Trong sự phục vụ ông không thấy vinh quang đâu cả, không thấy an ủi đâu cả trong con đường phục vụ mà chỉ thấy toàn là thử thách, toàn là đe dọa.

Cuộc đời này không phải toàn màu hồng, cũng không phải ngày nào cũng có hoa hồng. Có cả những gai nhọn đâm, chích nữa. Nhưng cũng không phải lúc nào cũng có màu đen.

Khi nào cuộc sống có màu hồng hãy cất lời ca tụng Chúa, khi toàn màu đen thì hãy bắt chước Giê-rê-mi vẫn trung thành với Chúa và luôn tin rằng Đức Chúa Trời vẫn đang trung thành với mình và trung thành mãi mãi, trung thành với ta ngay ta bất trung.

Chương 2 chúng ta thấy được cái tấm lòng của Đức Chúa Trời, chương này cũng nói lên sứ điệp chính của Giê-rê-mi. Đối với Giê-rê-mi sứ điệp chính không phải toàn là những lời kết án nghĩa là chỉ nói ra cái mặt đen tối của xã hội, xấu xa nhưng ngầm ở bên dưới là loan báo một chân dung Đức Chúa Trời yêu thương, trung thành.

Cho nên, Đức Chúa Trời của Giê-rê-mi là Đức Chúa Trời của niềm hy vọng, chứ không phải là một Đức Chúa Trời thích trừng phạt hoặc dữ tợn. Đức Chúa Trời trừng phạt nhưng không phải để trừng phạt mà là để làm cho dân của Chúa ý thức mà quay trở về con đường sống, nếu không thì họ sẽ đi vào con đường chết.
Nếu một người cha thấy con mình đi vào con đường chết thì phải có biện pháp rất mạnh, thậm chí cả kể bị con hiểu lầm để đưa con trở lại con đường sống.
Cho nên, sứ điệp chính là loan báo một Đức Chúa Trời của niềm hy vọng.

Trong chương 31, 34 nói về một giao ước mới ngay trong hoàn cảnh mả Giê-rê-mi tưởng chừng như tuyệt vọng vì dân của Chúa đã bất trung quá đỗi.
Bất trung không phải vì dân của Chúa thờ thần tượng mà thôi nhưng mà cả việc luân lý nữa, người lớn kẻ mạnh ức hiếp nhau, kẻ cô thế, cô thân. Ba cái hạng người mà Thánh-kinh hay nhắc đến nhiều nhất ba hạng người nghèo: Cô nhi quả phụ, người nghèo, người ngoại kiều.

Chính cái tương quan bị gãy vỡ như vậy cho nên trên bình diện người với người là giao ước tương quan chiều dọc bị gãy. Khi ta gẫy chiều ngang là đồng thời ta gẫy chiều dọc và ngược lại cũng vậy.

Điều răn trọng nhất là yêu mến Chúa hết lòng gắn liền với điều răn yêu người như chính mình ( Phục 6:5 và Lêvi19:18) Chúa Giê-xu nói rằng từ nay chúng là một.

IV.            LÀM SAO ĐỂ CÓ THỂ TRỞ VỀ VỚI CHÚA
Giê-rê-mi 3:1-5
Giê-rê-mi dùng hình tượng giữa phu-thê. Nhưng mà người vợ ở đây là một người vợ bất trung. Một cái ví dụ tương tự như cuộc đời của tiên tri Ô-sê. Không phải ông nói về hôn nhân của con người trực tiếp. Nhưng ông dùng hình tượng để nói lên cái tương quan phụ bạc giữa dân Y-sơ-ra-ên với Chúa. Ở đây chỉ có một chiều thôi đó là người vợ bất trung.
Chương 2 toàn là kết án không thôi mà đầu chương 2 Chúa phán: Ta nhớ…
Lại cái thuở ban đầu lưu luyến ấy khi bắt đầu kết ước, Chúa nhớ lại cái thuở thanh xuân của Y sơ ra ên.



3 comments for "Tuần 42 SÁCH GIÊRÊMI (Chương 1 – 12)"

1
Gia Dinh Gieo Giong
October 24, 2016 at 11:18 PM [Reply]
Ha-lê-lu-gia!
2
Gia Dinh Gieo Giong
October 28, 2016 at 8:15 PM [Reply]
Chúa ôi, xin cứu con.
3
Gia Dinh Gieo Giong
October 31, 2016 at 12:39 AM [Reply]
Tuyet voi!

Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments