Đề tài: KHÁC BIỆT VỚI MỌI DÂN TRÊN ĐẤT
Kinh-thánh: Xuất 33:11-16
Lời
chào mừng:
Có
một câu nói rằng: “ Nguồn đục thì nước không trong, gốc cong thì cây không
thẳng”
Nhạc
sĩ T.J. Bach đã nói, "Tôi thà có được một giọt đức tin hơn là cả một đại
dương triết lý."
John Bunyan, tác giả của quyển “Hành Trình Của Người Hành Hương” (The Pilgrim’s Progress) đã phát biểu: “Trong sự cầu nguyện, việc
có một tấm lòng không nói thành lời vẫn tốt hơn những lời nói không có tấm
lòng.”
Nhập
đề:
Tác
giả của Thi-thiên 144: 15 vua Đa-vít tuyên bố: “ Phước cho dân nào có Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời mình!”.
Ông
cũng nói trong Thi-thiên 33:12 “ Nước nào có
Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời mình, Dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình
có phước thay!”
Dân
Y-sơ-ra-ên là một dân tộc được phước bởi cớ có Đức Chúa Trời làm chủ.
Dân
Y-sơ-ra-ên là cơ nghiệp của Chúa.
Như
vậy điều gì tạo nên sự khác biệt của tuyển dân Y-sơ-ra-ên với các dân tộc trên
thế giới này?
Điều
gì tạo nên sự khác biệt giữa chúng ta là người tin Chúa với người không tin
Chúa?
Dân
tộc Y-sơ-ra-ên là dân thuộc riêng cho chính mình Đức Chúa Trời.
Điều
thứ nhất, tạo lên sự khác biệt giữa tuyển dân Y-sơ-ra-ên với các dân tộc khác
trên thế giới này là vì.
I.
CÓ CHÚA ĐI CÙNG (
33:14-16)
Trong
Xuất 32, Chúa đã phán với Môi-se lên trên núi để nhận hai bảng đá mười điều răn
và luật pháp của Chúa nhưng Môi-se ở trên núi quá lâu cho lên dân Y sơ ra ên ở
dưới núi họ không biết điều gì đã xảy ra cho Môi-se cho lên họ đã hô hào với
nhau lột hết đồ trang sức để đưa cho A-rôn anh của Môi-se đúc một cái con bò
con bằng vàng để thờ lạy.
Cho
nên khi Môi-se xuống núi trong phân đoạn Kinh-thánh này thì Đức Chúa Trời đã
phán với Môi-se: “ Đức Giê-hô-va phán
cùng Môi-se rằng: Nầy, ngươi cùng dân sự mà ngươi đã dẫn ra khỏi xứ Ê-díp-tô
hãy từ đây đi lên xứ ta đã thề ban cho Áp-ra-ham, Y-sác, và Gia-cốp, rằng: Ta
sẽ ban xứ đó cho dòng dõi ngươi. 2 Ta sẽ sai một thiên sứ đi trước ngươi, và sẽ
đuổi dân Ca-na-an, dân A-mô-rít, dân Hê-tít, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, và dân
Giê-bu-sít, 3 đặng đưa các ngươi vào xứ đượm sữa và mật; nhưng ta không cùng
lên với ngươi đâu. ( câu 1-2)
Cái
điều khiến cho Đức Chúa Trời nổi giận cùng dân Y sơ ra ên là vì họ đã phạm tội
thờ lạy con bò vàng.
Và
cái điều khiến Môi-se sợ hãi nhất không phải là đối diện với những kẻ thù là
các dân A-mô-rít, dân Hê-tít, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít, và dân Giê-bu-sít
đâu.
Nhưng
điều khiến Môi-se sợ hãi nhất là việc: Chúa sẽ không cùng đi lên với ông và dân
sự nữa.
Ngài
phán rằng: Ta sẽ sai một thiên sứ đi trước ngươi.
Trong
khi đó nếu chúng ta đọc lại Xuất 23:23 Chúa đã hứa rằng: “ Vì thiên sứ ta sẽ
đi trước mặt, đưa ngươi vào xứ của dân A-mô-rít, dân Hê-tít, dân Phê-rê-sít,
dân Ca-na-an, dân Hê-vít, và dân Giê-bu-sít, rồi ta sẽ diệt chúng nó.”
Chữ
“ Thiên sứ ta” chính là Ngôi hai trong Ba ngôi Đức Chúa Trời
Tức
là Chúa Giê-xu trong thời Cựu Ước.
Chúa
Giê-xu cùng hiện diện với con dân Ngài, cùng đi ra với họ trong việc tiến chiếm
vùng đất hứa.
Nhưng
ở trong Xuất 33:2 thì Chúa chỉ bảo là: Ta
sẽ sai một thiên sứ đi trước ngươi mà thôi.
Điều
đó rất là khác biệt.
Minh
họa: Chẳng hạn đích thân ông thủ tướng hay ông tổng thống đưa chúng ta đi thì
khác biệt với một sự giả đưa chúng ta đi.
Một
thiên sứ thì rất khác biệt với chính Con Đức Chúa Trời dẫn chúng ta đi.
Trong
câu 1, Đức Chúa Trời cũng không còn gọi dân Y-sơ-ra-ên là dân của Ngài nữa mà
là: ngươi cùng dân sự mà ngươi đã dẫn ra khỏi xứ Ê-díp-tô.
Khi
mà dân Y-sơ-ra-ên không còn được gọi là dân của Chúa nữa vì họ đã xa cách mặt
Chúa.
Lý
do mà Chúa không cùng đi với dân Y sơ ra ên là bởi vì họ phạm tội.
Câu
3b “ vì ngươi là dân cứng cổ, e ta diệt ngươi dọc đường chăng.”
Họ
đã cứng cổ, cứng lòng. Và nếu Chúa đi lên cùng với họ thì trong một lúc thôi
Ngài sẽ diệt hết họ.
Câu
5 “ Hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên: Các
ngươi là dân cứng cổ, nếu ta cùng lên với các ngươi chỉ trong một lúc, thì ta
sẽ diệt các ngươi! Vậy, bây giờ, hãy cất đồ trang sức trong mình ngươi đi, đặng
ta biết liệu đãi ngươi cách nào.”
Chính
tội lỗi đã ngăn cách con dân của Ngài với chính mình Ngài, và tội lỗi đã ngăn
trở giữa chúng ta với nhau nữa. Tội lỗi làm chúng ta nghi kỵ nhau, hiềm khích
nhau.
Và
khi họ nghe lời hăm dọa của Chúa như vậy thì họ đã làm gì? “ Vậy, bây giờ, hãy cất đồ trang sức trong mình ngươi đi, đặng ta biết
liệu đãi ngươi cách nào. 6 Thế thì, từ núi Hô-rếp, dân Y-sơ-ra-ên đã lột các đồ
trang sức mình.”
Đối
với người dân Đông phương hay người Châu Á của chúng ta có thói quen đeo đồ
trang sức bằng vàng bạc.
Ngày
xưa cả người đàn ông cùng đàn bà, đều đeo nhẫn và bông tai.
Và
khi Đức Chúa Trời phán rằng: Ngài sẽ không đi lên cùng họ nữa thì cả dân sự đã
để tang.
Việc
họ lột hết các đồ trang sức để họ tự bày tỏ một điều đó là sự tự hạ mình.
Một
cái sự đau thương, thống hối ăn năn.
Đau
buồn và hối tiếc với những tội mà họ đã phạm cùng Đức Chúa Trời.
Ngày
nay, con cái của Chúa cũng cần nhớ những điều này. Chúa là Đấng yêu thương,
nhân từ, chậm giận nhưng Ngài cũng là một Đức Chúa Trời công chính và Ngài
không để chúng ta khinh dể.
Khi
chúng ta phạm tội mà không ăn năn thì Chúa sẽ bỏ chúng ta, Ngài sẽ không còn đi
cùng chúng ta nữa, Ngài sẽ không đi lên cùng chúng ta nữa.
Dầu
Ngài không bỏ chúng ta mãi mãi, nhưng ngày nào không có Đức Chúa Trời ở cùng là
một điều kinh khiếp lắm thay.
Trong
đời sống và trong mỗi gia đình và trong Hội thánh của Ngài hay trong vận mệnh
của đất nước, chúng ta sẽ rất khốn khổ nếu không có Chúa ở cùng chúng ta.
Cho nên, đất hứa mà không có Chúa đi
cùng thì đất hứa chỉ là sa-mạc cằn cỗi. Những điều tốt của Chúa thế gian này mà
không có Chúa thì chỉ là phù du, hư ảo mà thôi.
Đất
hứa mà Chúa hứa ban nhưng không còn có Chúa đi cùng thì không còn phải là đất
hứa nữa.
Cho
nên, Môi-se là một nhà lãnh đạo của dân Chúa đã cầu thay cho con dân Chúa để
Đức Chúa Trời thay đổi ý định của mình.
Tại
sao Môi-se dám kêu cầu với Chúa để Ngài thay đổi ý định của Ngài?
Vì
trong câu 11: “ Đức Giê-hô-va đối diện
phán cùng Môi-se, như một người nói chuyện cùng bạn hữu mình.
Ông
là bạn của Đức Chúa Trời. Đây là đặc quyền, đặc ân của Môi-se mà Chúa dành cho
ông. Khi hai người trở thành bạn của nhau thì chúng ta thấy điều gì xảy ra?
Họ
thường gặp nhau, gọi điện cho nhau, thường nói chuyện với nhau.
Môi-se
là bạn của Đức Chúa Trời vì ông luôn luôn tìm kiếm Chúa. Nếu chúng ta đọc hết 5
sách của Môi-se thì chúng ta sẽ thấy đứng trước tất cả những nan đề, đứng trước
tất cả những sự trống đối của dân chúng. Môi-se không phàn nàn với con người.
Ông
tìm kiếm Chúa trước hết, ông nói chuyện với Chúa trước hết, ông dâng cái nan đề
của mình cho Chúa trước hết.
Việc
Môi-se tin cậy Chúa, tìm kiếm Chúa, cầu nguyện với Chúa, chạy đến với Chúa đó
là điều khiên ông trở thành bạn hữu của Ngài.
Với
tư cách là một người bạn của Đức Chúa Trời mà Môi-se đã kêu xin Chúa ở trong
câu 12-13 “ Môi-se thưa cùng Đức
Giê-hô-va rằng: Nầy, Chúa phán cùng tôi rằng: Hãy đem dân sự nầy lên! Song Chúa
chẳng cho tôi biết Chúa sai ai đi cùng tôi. Vả, Chúa có phán rằng: Ta
biết ngươi vì danh ngươi, và ngươi được ơn trước mặt ta. 13 Vậy bây giờ, nếu
tôi được ơn trước mặt Chúa, xin cho tôi biết đường của Chúa, để cho tôi
biết Chúa và được ơn trước mặt Ngài. Xin cũng hãy nghĩ rằng dân nầy là dân
của Ngài! ”
Qua
lời cầu xin này, chúng ta thấy ông nêu ra ba điểm:
1. Xin Chúa cho con biết Chúa sai ai đi cùng con.
2. Xin dạy cho con biết đường nối của Chúa.
3. Xin hãy nhớ dân Y-sơ-ra-ên là dân của Ngài.
Có
nhiều lúc trong vai trò người lãnh đạo Môi-se chịu không nổi, thậm chí ông còn
xin Chúa giết ông đi, xin chết.
Những
lời lằm bằm, những lời trách móc, phản loạn của họ. Môi-se nói ở trong
“
dân này không phải do con sinh ra.”
Mà
tại sao Chúa bắt con phải cưu mang?
Và
Môi-se bây giờ nói rằng: Chúa ôi, xin hãy nhớ rằng dân Y-sơ-ra-ên là dân của
Ngài.
Và
ba điều Môi-se có trong lời cầu nguyện cũng chính là ba điều mà mỗi chúng ta
nên có trong lời cầu nguyện của mình.
1. Xin Chúa cho con biết Chúa sai ai đi cùng con.
2. Xin dạy cho con biết đường nối của Chúa.
3. Xin hãy nhớ dân Y-sơ-ra-ên là dân của Ngài.
Nhiều
lúc chúng ta không biết phải làm gì? Hay đi về đâu, chúng ta hãy nói với Chúa:
Xin hãy dạy cho con biết đường nối của Chúa.
Và
chúng ta cũng không biết ai sẽ cùng chúng ta chia sớt những gánh nặng trong
cuộc đời này. Thì chúng ta cũng hãy xin Chúa biết ai sẽ đi cùng con.
Khi
Môi-se hạ mình và viện dẫn đến đặc quyền một người bạn của Đức Chúa Trời thì
Ngài đã trả lời. Và ban cho ông điều tốt nhất.
Câu
14a “ Đức Giê-hô-va đáp rằng: Chính mình
ta sẽ đi cùng ngươi, và ta sẽ cho ngươi an nghỉ.”
Minh
họa: Một nữ giáo sĩ người Anh, bà tình nguyện đến Trung Hoa để phục vụ vào năm
1932 lúc vừa tròn 30 tuổi. Bà tình nguyện sống độc thân, không lập gia đình.
Bốn
năm sau khi đến Trung Hoa thì bà xin được trở thành công dân của nước này.
Bà
đã thay đổi nói lên tiếng nói của những chế độ ngược đãi của những tù nhân sống
ở trong tù. Bà quan tâm đến trẻ em mồ côi.
Vào
năm 1938 khi quân Nhật xâm chiếm đất nước Trung Hoa thì nữ giáo sĩ Nétđi đã dẫn
gần 100 em mồ côi để chạy lên núi để chốn quân Nhật trong lúc thân thể đau đớn
thương tích.
Và
trong lúc cùng đường như vậy, và bà rất mệt mỏi, lo buồn. Thì có một em bé mồ
côi đã nói với bà như sau: Bà Nét đi ơi, đừng quên rằng bà đã kể cho chúng con
nghe về câu chuyện của Môi-se lúc ông ở trong đồng vắng.
Thì
bà giáo sĩ mới trả lời rằng: Nhưng con ơi, ta không phải là Môi-se.
Và
em bé đó trả lời rằng: Đức Chúa Trời của Môi-se cũng là Đức Chúa Trời của bà.
Ngài
là Đấng hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không bao giờ thay đổi.
Và
lời em bé mồ côi đó đã làm cho nữ giáo sĩ được thêm sức mạnh, trong cuộc đời
của bà Chúa đã đặt một em bé mồ côi để ở với bà trong lúc hoạn nạn.
Thưa
Hội-thánh!
Cô
Nét đi không phải là Môi-se, tôi hay quý ông bà cũng không phải là Môi-se nhưng
Đức Chúa Trời vẫn là Đức Chúa Trời không thay đổi.
Đức
Chúa Trời phán rằng: chính mình ta sẽ đi cùng ngươi, Ngài đã trở thành người
bạn đường đời của chúng ta, Ngài là Đấng dẫn đường cho mỗi chúng ta và cho thế
giới này.
Chúa
Giê-xu Ngài đến với thế giới này có danh xưng là: Em-ma-nu-ên, nghĩa là Đức
Chúa Trời ở cùng chúng ta.
Và
Chúa Giê-xu cũng nói rằng: Ngài sẽ là một người bạn đường đời cho cuộc đời
chúng ta.
Ngài
đi đường cùng chúng ta, chúng ta có lời hứa của Đấng vĩ đại ở cùng mình.
Minh
họa: Hai môn-đồ trên đường Emn-ma-út có Chúa là bạn đồng hành cùng hiện ra với
họ, cùng đồng hành với họ xong họ không hề nhận ra Ngài.
Trong
cuộc đời của mỗi chúng ta, khi thành công hay thất bại, khi nguy nan nhất Chúa
vẫn đi cùng chúng ta, Ngài vẫn dẫn lối chúng ta.
Câu
14b: Ngài ban cho Môi-se được an nghỉ.
Sự
an nghỉ Chúa hứa với Môi-se ở đây không phải là ông nghỉ công việc và chấm dứt
mọi hoạt động, cũng không phải là không phải không có xung đột hoặc chống đối.
Nhưng
sự an nghỉ mà Chúa hứa ban cho Môi-se là sự bình an ngay trong lúc bão tố nổi
lên.
Giữa
những công tác, và gánh nặng thì Môi se cần được an nghỉ.
Sự
bình an trong tâm hồn thâm sâu của chúng ta, toát ra vẻ bên ngoài như nét mặt,
cách cư xử, phản ứng của chúng ta.
Chúa
Giê-xu cũng phán: Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng…
Minh
họa: Có một người chị em mới tin Chúa được hai tháng, khi đến Hội-thánh gặp Mục
sư và nói: Từ ngày em tin Chúa, chưa thấy một phép lạ nào cả, hoàn cảnh cũng
không có gì là thay đổi cả. Nhưng em cảm nhận thấy trong lòng em có sự bình an.
Yên
nghỉ giữa nghịch cảnh, chứ không phải sự yên nghỉ khi thành công.
Sự
an nghỉ này là sự điềm tĩnh, bình an trong tâm hồn khi chúng ta đi giữa những
sóng gió của cuộc đời.
Ngay
cả khi chúng ta đang mất việc làm, hoặc đang mắc một căn bệnh nào đó, ngay cả
gia đình và hôi thánh xảy ra nhiều chuyện nhưng chúng ta vẫn có thể an nghỉ vì
Chúa vẫn ở cùng chúng ta, dẫn dắt chúng ta.
Sự
an nghỉ khiến chúng ta mềm mại, an bình, tin cậy trong lúc bão tố.
Minh
họa: Người ta thống kê rằng: Việc tai nạn giao thông phần lớn xảy ra vì người
lái xe mệt mỏi.
Hết
thảy chúng ta cần sự an nghỉ của Chúa, trong cuộc đời này có quá nhiều gánh
nặng, mệt mỏi thì chúng ta cần phải có sự an nghỉ trong tâm hồn.
Minh
họa: Có hai con chim sẻ đậu trên một cây cao của thành phố, và nó nhìn xem dân
chúng đi qua đi lại ở trên những đường phố. Và một con nói rằng: Tại sao những
con người đi lại ở đường phố sao ai nấy cũng đều hối hả? Và sao gương mặt của
họ thấy lo âu, bối dối quá.
Thì
con chim sẻ khác trả lời: Có thể họ không nhận ra rằng: Có một người Cha đang
chăm sóc, quan tâm và yêu thương họ như Ngài đang quan tâm, chăm sóc và yêu
thương chúng ta.
Nếu
chúng ta tin cậy nơi Chúa, chúng ta sẽ có sự yên nghỉ.
Hãy
giao mọi gánh nặng, mệt mỏi, lo âu của chúng ta cho Chúa thì chúng ta sẽ được
an nghỉ.
Câu
16: “ Lấy cớ chi mà người ta sẽ biết rằng
tôi cùng dân sự Ngài được ơn trước mặt Ngài? Có phải khi nào Ngài cùng đi với
chúng tôi chăng? Thế thì, tôi cùng dân sự Ngài sẽ được phân biệt với muôn dân
trên mặt đất.”
Tất
cả chúng ta đều mong muốn, có sự khác biệt với mọi dân trên đất. Sự khác biệt
giữa người tin Chúa và người không tin Chúa.
Mỗi
người chúng ta đang mang trên mình một trang phục khác nhau, không ai mặc y hệt
giống nhau hết.
Đối
với dân Y sơ ra ên thì Môi se muốn rằng họ được phân biệt với muôn dân trên mặt
đất.
Với
những người dân khác họ đã thờ lạy những hình tượng mà không phải là Chúa, cho
nên, ông muốn họ có sự khác biệt.
Sự
khác biệt ngày hôm nay, không phải là chúng ta mang tên khác nhau, ở những giáo
phái khác nhau, y phục khác nhau.
Nhưng
chúng ta được khác biệt với người không tin Chúa ở chỗ.
Bởi
vì Chúa đi với chúng ta, bởi vì chúng ta mang danh của Chúa, chỉ có sự hiện
diện của Chúa mới khiến chúng ta khác biệt với những dân không tin.
Khi
Chúa đi cùng chúng ta tức là chúng ta đang ở trong sự hiện diện của Ngài.
Bất
cứ khi nào dù chúng ta đang nấu ăn, giặt đồ, dù ở công ty hay ở ngoài đồng bất
cứ khi nào tấm lòng chúng ta hướng về Chúa thì Chúa hiện diện với chúng ta.
Chúa
Giê xu đã nhập thế làm người, và Ngài cũng không muốn chúng ta xuất thế. Ngài
đặt để chúng ta ở dưới trần gian này để làm nhân chứng cho Chúa, Ngài đi cùng
chúng ta, Ngài dẫn dắt chúng ta. Nếu chúng ta lo âu, bối rối thì chúng ta không
thể làm nhân chứng cho người chưa tin.
Nếu
chúng ta có sự bình an trong tâm hồn, an nghỉ thật sự thì chúng ta sẽ có những
phản ứng rất mềm mại,
Lời
nói cách khác, cư xử cách khác, phục vụ cách khác thì chúng ta trở lên nhân
chứng.