Đề
tài: Bội ước với Chúa
Kinh
Thánh: Giê-rê-mi 2
Nhập
đề:
Giữa
xã hội bân, rộn và thời cuộc hối thúc chúng ta bởi những điều mắt thấy như cơm
áo, gạo tiền. Nhưng khi chúng ta tạm gạt bỏ lại tất cả những gánh nặng về thể
chất, gác lại tất cả những tính toán, lo toan ở đời này để đến với Kinh Thánh,
chắc chắn chúng ta sẽ tìm được bài học khôn ngoan, hữu ích và đầy giá trị cho
linh hồn chúng ta.
Khi
chúng ta đọc Kinh Thánh với lòng khao khát, tìm kiếm, nhìn vào từng câu từng
chữ, đọc lớn tiếng và âm vang Lời của sự sống sẽ dội lại linh hồn chúng ta. Lời
Chúa là đem lại sự sống và Lời Chúa có sức mạnh để lật tẩy, thanh lọc những bụi
bặm, rác rưỡi, vô tín, bất khiết của con người bên trong chúng ta. Quả thực,
Ngài sẽ dùng Lời của Ngài để bổ lại linh hồn chúng ta.
Thân
đề:
Trong
câu 2, Lời Chúa phán qua tiên tri Giê-ri-mi đi kêu vào tai Giê-ru-sa-lem, các
bản dịch khác dùng từ rất nặng đó là: đi gào, đi thét vào tai Giê-ru-sa-lem.
Tại
sao phải đi thét và gào mà không phải chỉ nói hoặc kêu? Vì dân thành Giê-ru-sa-lem đã
bị nặng tai, và béo lòng không còn có thể nghe được tiếng nhỏ nhẹ của Thiên
Chúa nữa.
Phải
thét là một sự cấp bách và bày tỏ sự thạnh nộ của Đức Chúa Trời nghịch cùng dân
tội lỗi. Chúa bảo với Giê-rê-mi đi thét, đi gào vào tai Giê-ru-sa-lem. Vì Giê-ru-sa-lem
đã xây mặt, cứng lòng đối với Đức Chúa Trời, ngày càng lún sâu trong tội lỗi và
nhất là phạm tội thờ lạy hình tượng.
Giêrusalem
được xem là thành phố thiêng liêng của ba tôn giáo lớn trên thế giới: Do thái
giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo. Đây được xem là nơi đất lành chim đậu của các
tôn giáo lớn trên thế giới.
Giêrusalem
là thành phố văn hoá đa dạng, là trung tâm của nước Do Thái, cũng là trung tâm
của những cuộc thờ phượng dành cho Đức Chúa Trời. Thánh ca được hát xướng,
những lời cầu nguyện thiêng liêng được dâng lên vào mỗi buổi sớm mai. Nhất là
Lời Đức Chúa Trời được rao giảng qua môi miệng của các Ra-bi , thầy ký.
Nhưng
đến vào thời điểm này, Giê-ru-sa-lem không còn giữ được cái vẻ đẹp thuộc linh,
huy hoàng, vàng son của mình nữa. Không còn được coi là nơi thiêng liêng dành
cho Đức Chúa Trời nữa.
Nhìn
dọc vào các thung lũng, trên đồi cao, đâu đâu cũng thấy sự thờ lạy đa thần
giáo.
Đức
Chúa Trời đã kết tội họ là những kẻ bất trung, bất nghĩa, và bất tín với Đức
Chúa Trời.
Trong
câu 2 phần B Chúa phán: “ Ta nhớ
lại lòng trung nghĩa của ngươi lúc ngươi còn trẻ.”
Ở
đây chúng ta thấy, cảm xúc dâng trào của Đức Chúa Trời đối với dân Ngài. Chúa
nhớ! Ngày xưa họ yêu Ngài bao nhiêu thì bây giờ họ xa cách Ngài bấy nhiêu, ngày
xưa họ trung nghĩa bao nhiêu thì bây giờ họ bất trung với Ngài bấy nhiêu. Chúa
nhớ!Đây không phải là những cảm xúc khiến cho Ngài tự hào, hay vui thỏa, hãnh
diện nơi dân Ngài.
Nhưng
tấm lòng đau buồn của Chân Thần duy nhất dành cho nàng dâu của Ngài, đây là tâm
trạng của một người chồng nho là chính Chúa dành cho cây nho mà Ngài đã chăm
bẵm, tưới tắm.
Ngài
đã chăm bẵm, nuôi dưỡng, sửa tỉa để mong sao họ ra những trái nho mọng chín,
tươi đẹp mang lại hoa lợi cho người chủ. Ngược lại họ lại sanh ra chà chuôn,
gai góc và tật lê, những trái nho chua, những trái nho chua chát không ăn được,
cũng chẳng mang lợi ích gì cho người chủ cả. Đây chính là tâm trạng thật rất
buồn của Đức Chúa Trời đối với tuyển dân của Ngài.
Trong
sách tiên tri Ô-sê Đức Chúa Trời đã ví sánh Ngài như là người chồng và
Y-sơ-ra-ên như là nàng dâu của Ngài vậy. Một mối tình không vụ lợi, một mối tình xuất phát rất đẹp
lúc khởi đầu, một mối tình tin cậy lẫn nhau khi mới khởi sự.
Lúc
dân y sơ ra ên vừa mới ra khỏi A-cập, chân ướt, chân dáo chưa biết chiến trận.
Chúa dạy cho họ biết chiến trận, tại Sa-mạc Ngài dạy cho họ lòng trông cậy và
đức tin ở nơi Chúa. Hằng ngày họ sống trong sự hiện diện của Ngài qua đám mây,
và trụ lửa. Hằng ngày họ được nuôi dưỡng bởi sự thành tín và yêu thương của
Ngài.
Họ
rất trung nghĩa, tức là một lòng trọn vẹn đi theo và phục vụ, tin cậy một mình
Ngài chứ không chạy theo những thần tượng của các nước láng giềng khác.
Lúc
còn trong Sa-mạc họ rất nghèo, thậm chí họ thiếu nước, thiếu ăn, thiếu áo nhưng
họ học càng tin cậy Chúa nhiều hơn, càng yêu thương Chúa nhiều hơn.
Nhưng
giờ đây, họ không còn nghèo nữa, họ có dư cái ăn, cái mặc, họ sống trong sự dư
dật của Chúa ban cho. Đáng lẽ họ phải yêu Chúa nhiều hơn, gần Chúa nhiều hơn và
tin cậy Ngài nhiều hơn. Nhưng kết cục
là họ bỏ lòng kính mến Đức Chúa Trời tức họ không còn chung thủy hay trung
nghĩa với Ngài nữa.
Ngài
phán trong Giê-rê-mi 3:20 rằng: “thật như một người đờn bà lìa chồng mình
cách quỉ quyệt thể nào, thì các ngươi cũng quỉ quyệt với ta thể ấy, Đức
Giê-hô-va phán vậy.”
Bài
học: Thưa quý vị! Thưa ông bà anh chị em của tôi!
Có
lẽ, buổi sáng hôm nay, Đức Chúa Trời đã không còn thủ thỉ, ân tình hoặc nhẹ
nhàng, hiền dịu với chúng ta nữa. Nhưng có thể Ngài đang gào thét, đang đau
buồn về tình trạng tội lỗi và bất trung của anh chị em và tôi.
Chúng
ta đã xa khỏi Ngài rồi, chúng ta đã đánh mất tình yêu ban đầu với Ngài rồi, chúng
ta cắt đứt sự sống giữa chúng ta với Ngài rồi. Chúng ta không còn nghe được
tiếng của Ngài nữa. Lương tâm chúng ta đã
bị chai sạn, tấm lòng chúng ta đang là những sa mạc, đời sống chúng ta có quá
nhiều chà chuôm và gai gốc.
Trong
chương 3: 12 Chúa đang mời gọi dân Ngài cũng như chúng ta ngày nay: “Hỡi Y-sơ-ra-ên bội nghịch, hãy trở về. Ta sẽ không
lấy nét mặt giận nhìn ngươi đâu, vì Ta hay thương xót, Ta chẳng ngậm giận đời
đời, Đức Giê-hô-va phán vậy.
Suốt đoạn 3 sựu gào
thét và lời mời gọi của Đức Chúa Trời càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết: để được
phục hòa với Ngài, để được trở về với Ngài, Ngài phán với họ điều họ phải làm
là: “ngươi phải nhận lỗi mình: ngươi đã phạm tội nghịch cùng Giê-hô-va Đức
Chúa Trời ngươi; ngươi đã chạy khắp mọi ngả nơi các thần khác ở dưới mỗi cây
xanh, mà không vâng theo tiếng ta, Đức Giê-hô-va phán vậy.
“ Hỡi con
cái bội nghịch, hãy trở về; vì ta là chồng ngươi.”
Ngày
nay, chúng ta hãy nhớ lại lúc chúng ta mới theo Chúa, mới tin Chúa, đây chính
là thời kỳ đẹp nhất, và mối tình đẹp nhất giữa chúng ta với Đức Chúa Trời phải
không?
Tình
yêu đầu đời giữa chúng ta với Chúa thật đượm tình, nặng nghĩa lắm thay. Lòng
chúng ta vui sướng, hân hoan, chúng ta cảm nhận và kinh nghiệm được thời điểm,
giờ khắc giữa đất và trời giao hòa với nhau.
Chúng
ta sẵn sàng hy sinh, chịu đói, chịu rét, bắt bớ, sỉ nhục, nói vu nhưng tình yêu
của chúng ta với Chúa sắt son, trung nghĩa, thủy chung. Thậm chí cái chết cũng
không có thể làm chúng ta nản lòng, nhụt chí.
Nhưng
trải qua tới ngày nay, chúng ta đã và đang dần đánh mất đi lòng yêu mến, sự
thủy chung của chúng ta dành cho Đức Chúa Trời.
Chúng
ta đang bị thế gian sâm chiếm, mê hoặc, chúng ta bị những mối quan hệ thân
thuộc làm chúng ta xa cách Chúa.
VD:
Có những người sẵn sàng bỏ Thờ Phượng Chúa cách không có lý do chính đáng.
Chúng
ta bị những tục lệ, thói làng, trò chơi quyến dũ chúng ta.
Chúng
ta thích hưởng thụ: Thích nghe nhạc đời, thích xem ti vi, thích ngồi lê dài giờ
bên quán nước thay vì lợi dụng thì giờ tìm kiếm Chúa, cầu nguyện Chúa, đọc Lời
Ngài.
Chúng
ta thích ngồi nhiều giờ trên Vi tính, Facebook, hay trên điện thoại hơn hất tất
cả.
Đây
chính là những giếng nước Si ho ở Ai-cập, đây chính là nguyên nhân tình yêu và
lòng chung thủy giữa chúng ta với Ngài bị rạn nứt, gẫy đổ.
Chúa
phán: Ta nhớ lại lòng trung nghĩa, sự chung thủy của ngươi lúc còn trẻ.
Chúa đang gợi nhớ lại những tháng ngày
vàng son của thời kỳ đầy sinh lực.
Chúa muốn líu kéo, muốn giữ gìn và muốn
kêu gọi, mời gọi bạn và tôi hãy nhớ lại để xem mình xa sút từ đâu và làm lại từ
đầu.
Chúa
gợi nhớ cho chúng ta những chặng đường biết bao gian khổ nhưng chúng ta kinh
qua hết cả vì không phải do nỗ lực, bàn tay của chúng ta mà là do sự thành tín
đức yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Đừng
quen sống với những thói quen xấu nữa, đấy có thể là những giếng nước Si-ho. Nó
như là những cái bẫy để kéo chúng ta ra khỏi lòng yêu thương, sự sắt son giữa
chúng ta với Chúa.
Hôm
nay, Chúa nhớ lại và nhắc lại những quá khứ hào hùng, oanh liệt mà tôi và các
bạn cùng Chúa đã đồng hành bên nhau.
Còn
tôi với các bạn hôm nay có sẵn sàng trở lại với Ngài không?
Trong
đoạn 2: 21 Ngài khẳng định rằng: Ngài đã trồngY-sơ-ra-ên như cây nho hảo hạng,
cây nho thuần chúng, tức được biệt riêng, được chọn lựa, được ban cho, được
công bố là giống tốt nhất. Nhưng Ngài mong đợi ở họ thì họ lại làm cho Ngài
thất vọng nặng nề.
Bài
học: Chúng ta có đang trong tiến trình được thánh hóa hay đang trong quá trình
bị thoái hóa, chúng ta đang trong quá trình sinh trưởng hay đang trong quá
trình chết dần chết mòn.
Chúng
ta đang trong quá trình được cắt tỉa hay đang trong quá trình bị ném bỏ.
Là
người Cha Thiên Thượng, Ngài rất quan tâm, lo lắng đến sự tăng trưởng, và thánh
hóa của dân sự Ngài.
Trải qua bao nhiêu năm, nhìn lại trong
buổi sáng hôm này, chúng ta có sẵn sàng hạ lòng và chịu đầu phục Chúa, ăn năn
về tội lỗi, về việc chúng ta yêu mến thế gian và những vật trong thế gian hơn
là yêu mến Đức Chúa Trời.
Xuống
đến câu 5-6 Chúa đã đưa ra một câu hỏi để họ phải dừng lại, ngẫm nghĩ và trả
lời với Ngài.
“Đức Giê-hô-va phán như vầy: Tổ phụ các
ngươi có thấy điều không công bình gì trong ta, mà đã xa ta, bước theo sự hư
không, và trở nên người vô ích?”
Chúa hỏi: “ Cha ông các ngươi thấy ta
bất công ở chỗ nào mà các ngươi lại rời bỏ?”
Chúng
ta thường nhìn vào tình trạng sa sút, và tình trạng đổ vỡ của mình mà đổ lỗi
cho Đức Chúa Trời, chúng ta cho rằng: sự thất bại của chúng ta là do Chúa.
Nhưng tôi xin hỏi quý anh chị em một câu hỏi rằng: Hiện tại anh chị em đang sa sút phải không? Điều này có phải là do Chúa
bất công không? Hiện tại anh chị em đang thất bại phải không? Điều này có phải
do Chúa bất công không? Có phải anh chị em đang cay đắng có phải do Chúa bất
công không?
Bây
giờ, để minh chứng cho việc Chúa có bất công không thì Ngài nói với dân Y sơ ra
ên là hãy đi hỏi: Những cha ông của
họ.
Vì
những cha ông của họ chính mắt đã chứng kiến mọi điều về sự dìu dắt và chăm sóc
của Chúa cho dân của Ngài.
Chúa
chứng minh trong câu số 6 về sự thành tín, gìn giữ, nuôi dưỡng của Ngài đối với
dân của Ngài như sau:
Đầu
tiên Ngài khẳng định với họ rằng:
- Chính Ngài là Đấng đã đem họ lên khỏi
đất Ê-díp-tô.
Ê-díp-tô
nơi họ phải chịu phục dịch, Ê-díp-tô nơi họ phải chịu đầy đọa, Ê-díp-tô nơi họ
bị đánh đập và chối bỏ, Ê-díp-tô nơi họ phải chịu cùng cực bởi sự bất công. Họ
khốn khổ, sống trong cảnh đen tối, và bị cai trị. Trong lúc họ bị khốn khổ,
cùng cực. Họ đã kêu đến Đức Chúa Trời. Ngài đã từ trên cao Ngài nghe thấy, Ngài
nhìn thấy nỗi thống khổ của họ và Ngài đã không ngồi yên được mà Ngài đã cứu
giúp họ.
Thánh
Phao lô cũng nói: Chúng ta lúc trước cũng thế, bị ngoại quyền cai trị, sống
theo dục vọng, chiều theo xác thịt, bị cai trị bởi tội lỗi, sống trong bóng tối
của tội lỗi, bị Ma quỷ áp bức, đe dọa. Và rồi Đức Chúa Trời thương xót chúng ta
cứu chúng ta không phải bởi việc công đức chúng ta làm. Nhưng cứ theo sự thương
xót rất lớn của Chúa.
Đáng
lẽ chúng ta phải bị chết mất trong tội lỗi, nhưng Ngài đã đem chúng ta lên khỏi
sự chết để đến sự sống.
Từ
địa vị con của Ma quỷ lên đến địa vị con cái của Đức Chúa Trời.
Từ
chỗ sống trong bóng tối thì Ngài đã rời chúng ta qua nước của con rất yêu dấu
của Ngài.
Từ
chỗ đời đời bị xa cách mặt Chúa nhưng bây giờ chúng ta được gần Ngài và được
gọi Ngài là A-ba Cha của chúng ta.
Thư
hỏi: Đức Chúa Trời có bất công không? Nếu không bất công tại sao chúng ta lại
rời bỏ Ngài?
Có
bài thánh ca: bỏ Ngài con biết theo ai?
-
Chính Đức Chúa Trời đã dẫn dắt họ băng qua đồng vắng.
Đồng vắng mà Thánh Kinh mô tả là nơi Sa-mạc
đầy hầm hố, khô khan, chết chóc, chẳng
có một người nào đi qua, và cũng không có ai ở”
Vậy
thì thử hỏi: một nơi như thế này mà sống sót được trong bốn mươi năm đây quả
thật là phép lạ phi thường.
Suốt
bốn mươi năm họ lang thang trong Sa-mạc, họ thiếu nước, Ngài cho nước, họ đói
Ngài cho họ ăn, họ bệnh Ngài là Giê hô va Ra-pha Đấng chữa bệnh cho họ. Họ rét
Ngài sưởi ấm, họ nóng Ngài là bóng mát qua đám mây. Thánh Kinh khẳng định về sự
chăm sóc của Chúa rằng: Suốt bốn mươi năm
sống trong Sa mạc, áo của họ không rách, giầy của họ thì không mòn.
Giữa
vùng cát lún, không một bóng cây, không một bóng người, không một mái nhà,
không một suối nước, không một cánh đồng thế mà họ không phải là sống bốn mươi
ngày mà là bốn mươi năm.
Thử
hỏi: Đức Chúa Trời có bất công không?
Nếu
không bất công tại sao? Chúng ta lại rời bỏ Ngài?
Ngài
hỏi mỗi chúng ta câu ấy? là để chúng ta nhìn vào chính chúng ta, và rồi chúng
phải thừa nhận rằng: Đây là do lỗi của chúng ta, đây là sự chọn lựa và quyết
định của chúng ta.
-
Không chỉ dân
thường thôi nhưng chính các tư tế và thầy dạy luật, mục tử trong sách Giê-rê-mi
là những người những người phục vụ và hầu việc Đức Chúa Trời cũng xa Chúa nữa.
-
Câu 8: “Các thầy tế lễ không còn nói: Nào Đức
Giê-hô-va ở đâu? Những người giảng luật pháp chẳng biết ta nữa. Những kẻ chăn
giữ đã bội nghịch cùng ta. Các tiên tri đã nhân danh Ba-anh mà nói tiên tri”
Nhưng
họ cũng xa Chúa, làm công việc tôn giáo, mồm họ nói: nào chúng tôi có bỏ Chúa
đâu nào? Nào chúng tôi có thờ thần tượng Ba anh đâu nào? Nhưng nhìn vào việc họ
làm thì là nghịch lại gớm giếc với Đức Chúa Trời.
Thưa
quý vị! Những ai là tư tế, là mục tử, là thầy dạy luật… chúng ta đang bị Đức
Chúa Trời cáo trách về tình trạng xa cách Chúa của chúng ta, chúng ta đang bị
cáo trách về sự bội ước của chúng ta với Ngài. Chúng ta đã thực sự xa cách
Ngài, chúng ta nói hầu việc Ngài nhưng kỳ thực chỉ hầu việc cái bụng và mục
đích ích kỷ của tham vọng bản thân mà thôi.
Chúng
ta nói: chúng ta đang hầu việc Chúa nhưng kỳ thực tâm linh chúng ta đã chết đối
với Đức Chúa Trời rồi.
Kết
Luận:
Hai
câu trong phân đoạn Kinh Thánh này đánh mạnh và đập mạnh vào mắt tôi và lòng
tôi nhất đó là: “ rời bỏ” hay “ lìa bỏ” hoặc “ xa ta”
Đây
phải là thành ngữ trở thành tiếng nói để đánh động tâm linh chúng ta trong buổi
sáng hôm nay.
Ngài
luôn chăm sóc quý vị và tôi! Ngài luôn yêu thương, dẫn dắt, và thành tín, giữ
gìn đời sống tôi và quý vị! vậy tại sao! Tại cớ gì mà chúng ta đang rời bỏ
Ngài, tại sao chúng ta lại lìa bỏ Ngài, tại sao chúng ta đang xa Ngài.
Dù
cho lý do là gì đi nữa, thì không có lý do nào xứng đáng để cho chúng ta xa
Ngài, lìa Ngài và bỏ Ngài.
Dù
cho sự chọn lựa của chúng ta là gì đi nữa? thì quyết định khôn ngoan nhất vẫn
là phải chung thủy, chung tình, thủy chung, sắt son với Ngài.
Hôm
nay, tôi và các bạn nhớ lại tình yêu của chúng ta với Ngài trong những năm đầu
đời theo Chúa, hãy trở lại với Ngài. Đừng xa Ngài nữa.
Ngài
đang nhớ nhung, Ngài đang khao khát, chờ đợi bạn và tôi hãy quay về với Ngài.
Hỡi
những tôi tớ của Đức Giê hô va, là kẻ ban đêm đứng tại nhà Ngài. Hãy cho mắt
chúng ta chảy và lòng chúng trải ra trước mặt Ngài.
Chúng
ta đang thực sự đang sống động với Đức Chúa Trời hay mối quan hệ của chúng ta
với Ngài đã chết và gẫy đổ. Hãy trở lại với Ngài ngay thì giờ này trong danh
Chúa Giê xu. A men!