
Giáo Lý Thần Học 3
Bài 3: Nền Tảng Của Thần
Học
Chúng ta sẽ tìm hiểu về
sự mặc khải của Đức Chúa Trời, vì chính sự mặc khải của Đức Chúa Trời là nền tảng
của môn thần học.
Triết
gia Pascall nói rằng: Đức Chúa Trời là một Đấng dấu mặt, nhưng cũng chính
Pascall nói rằng: Đức Chúa Trời đã mặc khải chính Ngài ra vì thế mà chúng ta có
thể biết về Đức Chúa Trời.
Nếu Đức Chúa Trời không
mặc khải chính Ngài cho chúng ta, thì không ai có thể biết gì về Ngài cả.
Nhưng
mặc khải là gì?
Mặc
khải là hình động của Đức Chúa Trời mà qua hành động này, Ngài biểu lộ chính
Ngài cho chúng ta biết.
Mặc khải cũng có nghĩa là:
qua những hành động nào đó Đức Chúa Trời cho chúng ta biết sự thật về Ngài.
Mặc khải có thể xảy ra
trong một hành động hay kéo dài trong khoảng một thời gian rất lâu.
Đặc điểm của sự mặc khải:
là trí óc loài người có thể hiểu được phần nào, hoặc hiểu hết những gì mà Đức
Chúa Trời muốn cho loài người biết về Ngài.
Các nhà thần học đã
phân chia sự mặc khải của Đức Chúa Trời thành hai hình thức khác nhau:
Mặc khải phổ quát và mặc
khải đặc biệt:
Bây giờ chúng ta sẽ tìm
hiểu về:
Mặc khải phổ quát:
Chúng ta có thể tìm được mặc khải phổ quát của Đức Chúa Trời trong thiên nhiên,
trong lịch sử và trong lương tâm của mỗi người.
Đức Chúa Trời đã sử dụng
những hiện tượng này, những hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên hoặc tiến trình
của lịch sử để biểu lộ chính Ngài cho loài người biết.
Lương tâm con người
luôn luôn biết tìm kiếm chân lý: muốn tìm kiếm một Đấng Tạo Hóa chân thật, và Đức
Chúa Trời đã dùng lương tâm như là một phương cách của sự mặc khải phổ quát để
Ngài giao cảm với loài người.
Chúng ta sẽ lần lượt
tìm hiểu sự mặc khải của Đức Chúa Trời qua ba phương diện vừa kể: thiên nhiên,
lịch sử và lương tâm.
1.
Đức Chúa Trời mặc khải qua thiên nhiên
như thế nào?
Phải thành thật mà nói:
Những người không tin có Đức Chúa Trời và cho rằng mọi sự tự nhiên mà có thì
không thể nào thấy được sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong thiên nhiên.
Mặt khác những người
tin rằng: cái gì cũng là thần thánh cả từ mặt trời, mặt trăng cho đến các ngôi
sao, đến ngọn núi, con sông v.v... Tất cả đều là thần thánh cả thì cũng không ý
thức được sự mặc khải của Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa trong thiên nhiên này
được.
Tuy nhiên, nếu chúng ta
tin rằng: mọi sự phải có một Đấng dựng nên, và Đấng ấy là Đấng Tạo Hóa là Đức
Chúa Trời thì khi quan sát vũ trụ thiên nhiên này. Chúng ta có thể thấy ngay sự
mặc khải của Đức Chúa Trời.
Vua Đa vít ngày xưa đã
viết trong Thi Thiên 8: 1 rằng: Hỡi Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi; danh Chúa
được tôn cao trên khắp trái đất biết bao; sự oai nghi Chúa hiện ra trên các từng
trời.
Trong Thi Thiên 18:1-2:
Các từng trời rao truyền
sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, bầu trời giãi tỏ các công việc của tay Ngài
làm; ngày này giảng cho ngày kia; đêm này tỏ sự tri thức cho đêm nọ.
Như vậy chúng ta thấy rằng:
với đức tin đặt vào Đức Chúa Trời và tin rằng có một Đấng Tạo Hóa; nhà vua Đa
vít ngày xưa đã nhìn xem vũ trụ này và thấy được sự oai nghi cả thể của Ngài
qua các từng trời; và nhìn xem vũ trụ này ông thấy sự vinh hiển của Chúa được
rao truyền; bầu trời giãi tỏ các công việc của tay Ngài làm. Ngày này cho đến
đêm kia tất cả đều nói nên cho loài người biết rằng: Có một Đấng Tạo Hóa đã dựng
nên vũ trụ này và đang bảo dưỡng vũ trụ này.
Nhà truyền giáo Phao lô
một học giả uyên thâm vào thế kỷ đầu tiên được dân thành Nít-trơ dâng lễ vật vì
họ tưởng rằng: Ông là một vị thần khi ông nhân danh Chúa chữa cho một người què
từ lúc mới sinh. Nhưng Phao lô đã khước từ và tuyên bố rằng: “ Hỡi các bạn, đừng
làm điều đó chúng tôi chỉ là loài người giống như các bạn, chúng tôi giảng Tin
mừng cho các bạn để các bạn xây bỏ những thần tượng hư không kia mà trở về cùng
Đấng Tạo Hóa hằng sống là Đấng đã dựng nên trời đất, biển và muôn vật trong đó.
Trong các đời trước
đây, Ngài để cho mọi dân theo đường riêng của họ, dầu vậy Ngài cứ làm chứng
luôn về Ngài, tức là ban phước cho họ làm mưa từ trời xuống, ban cho người mùa
màng hoa quả, thức ăn dư dật và lòng đầy vui mừng.
Qua lời nói của sứ đồ
Phao lô: Chúng ta thấy rằng: Phao lô công nhận rằng: Đức Chúa Trời đã dựng nên
trời đất, biển và muôn vật trong đó. Và Đức Chúa TRời mặc dầu để cho loài người
không tin theo Ngài, khước từ Ngài vì lòng vô tín và vì tội lỗi của họ. Nhưng Ngài
luôn luôn làm chứng về Ngài cho thế giới này biết bằng cách Ngài ban phước cho
mọi người. Ngài làm mưa từ trời xuống ban cho người mùa màng hoa quả, thức ăn
dư dật và tấm lòng đầy sự vui mừng.
Đó là những dấu hiệu chứng
tỏ rằng: Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa và qua thiên nhiên mà loài người có thể
biết được rằng: Có Đấng Tạo Hóa.
Trong bức thư viết cho
các tín hữu tại thành Rô-ma thánh Phao lô cũng quả quyết:
Vì điều gì có thể biết
được về Đức Chúa Trời, thì đã được trình bày ra cho họ, Đức Chúa Trời đã tỏ điều
đó cho họ rồi, bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền
phép đời đời và bản thể Ngài thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy
khi người ta xem xét công việc của Ngài.
Văn hào Hiu của nước
Anh: dù là một người theo chủ thuyết nghi ngờ nhưng đã có lần nói với ông
pheguson rằng: Anh ơi, tôi thú nhận rằng: Phải có một Đấng Tạo Hóa.
Nhà vô thần của nước
Pháp là ông Vollte đã cầu nguyện khi ông ta bị một cơn bão trên núi Anpin.
Đa số các bác sĩ ngày
nay đều công nhận rằng phải có một Đấng Tạo Hóa khi họ quan sát các hoạt động của
các bộ phận trong cơ thể con người.
Mặc dù sự mặc khải của
Đức Chúa Trời qua thiên nhiên không đủ cho người ta đạt đến sự cứu rỗi nhưng sự
mặc khải này có thể ví sánh như một lời kêu gọi phổ quát, phổ thông đối với
loài người để họ quay về với Ngài và biết được sự mặc khải đặc biệt của Ngài.