Gia Dinh Gieo Giong

Ý NGHĨA TÊN SÁCH VÀ NHÂN VẬT

Sáng Thế Ký
1. Theo Hi-bá-lai văn: BERSHITH = BAN ĐẦU. 2. Theo Hi-văn: GENESIS = GỐC TÍCH (Đây là gốc tên sách theo Anh ngữ). 3. Theo Việt ngữ: SÁNG THẾ KÝ. Tên nầy dịch theo Hán tự gồm ba từ: Sáng = Sáng tạo; Thế = Thế giới; Ký = ghi chép. Như vậy Sách Sáng thế ký là “bản Ghi Chép Cuộc Sáng tạo Thế giới”.
  1. Theo Hi-bá-lai văn: BERSHITH = BAN ĐẦU
  2. Theo Hi-văn: GENESIS = GỐC TÍCH (Đây là gốc tên sách theo Anh ngữ)
  3. Theo Việt ngữ: SÁNG THẾ KÝ. Tên nầy dịch theo Hán tự gồm ba từ: Sáng = Sáng tạo; Thế = Thế giới; Ký = ghi chép. Như vậy Sách Sáng thế ký là “bản Ghi Chép Cuộc Sáng tạo Thế giới”.
XUẤT Ê DÍP TÔ KÝ

1/. Hibálai: nguyên văn Hibálai thì sách không có tên, chỉ dùng những chữ đầu của sách làm tên cho sách: Elleh Shemoth có nghĩa: “Đây là danh sách”.
2/. Hi-lạp: (Bản Septuagint) gọi tên sách là Exodos Exit (departure), có nghĩa ĐI RA, XUẤT HÀNH.
3/. Việt ngữ: Sách được đặt tên theo 19:1, theo Hán văn (các dịch giả đã dịch theo bản Hoa ngữ), có nghĩa là: Xuất = ra khỏi; Ê-díp-tô = theo âm tiếng Pháp là xứ Ai Cập (danh từ nầy thì bản Việt ngữ lại theo Pháp ngữ, không theo Hoa ngữ); Ký = ghi lại. Như vậy Xuất Ê-díp-tô ký là sách Ghi Lại Câu Chuyện Ra Khỏi Xứ Ai Cập, nói rõ hơn, sách ghi lại truyện tích Đức Chúa Trời giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi cảnh nô lệ tại Ai Cập.
SÁCH LÊ VI KÝ
  1. Hi-bá-lai: Trong Kinh Thánh tiếng Hi-bá-lai, sách được gọi theo chữ đầu của sách là: Wayyiqra, chữ nầy có nghĩa là “VÀ CHÚA GỌI”.
  2. Tên thường gọi: là Lê-vi ký
Hi-văn: Leuitikon.
Latinh:
Leviticum
Anh ngữ:
Leviticus dịch từ tiếng Hi-lạp (Bản Septuagint) có nghĩa là: thuộc về người Lê-vi, hoặc sách ghi những việc liên quan đến người Lê-vi.
Việt ngữ: Chữ
là “ghi chép”, nên cũng có nghĩa như tiếng Anh.
*
Lêvi là tên của một trong mười hai người con trai của Gia-cốp – Sáng. 29:34; 46:1-27, là tổ phụ của chi phái Lêvi. Đức Chúa Trời biệt riêng chi phái Lê-vi để làm công việc của Ngài.

PHỤC TRUYỀN LUẬT LỆ KÝ
  1. Theo tiếng Hi-bá-lai:
Theo nguyên ngữ Hi-bá-lai, như chúng ta đã nói trong các sách trước đây, khi chia Bộ Ngũ Kinh nầy ra 5 phần, sách đã lấy những chữ đầu của phần sách đó làm tên sách.
Vì vậy, tên sách thứ năm nầy có tên là:
Haddebharim = Nầy là lời… (1:1).
  1. Theo các Bản Dịch:
a/. Bản Hi-văn:
Bản dịch 70 (Septuagint – Thế kỷ III TC.) có tên là: Deuterosnomos do hai từ ngữ:
  • Deuteros = lần thứ hai
  • Nomos = Luât pháp
Từ đó bản Anh ngữ là Deuteronomy
b/. Bản Việt ngữ: dịch là “Phục Truyền Luật Lệ Ký”, có nghĩa là:
  • Phục = trở lại
  • Truyền = làm cho người khác biết
  • ký = ghi
Như vậy, sách Phục Truyền Luật Lệ Ký không phải là truyền một luật lệ mới, nhưng là một sự giải thích, truyền lại luật lệ đã có. Lý do vì những người thế hệ cũ đã qua đời trong hành trình 40 năm, thế hệ mới nầy sắp vào Đất Hứa cần biết rõ luật lệ của Chúa dạy họ.V
DÂN SỐ KÝ
  1. Theo Nguyên ngữ:
  • Theo Hi-bá-lai văn:
Tên sách nầy lấy theo những chữ đầu của sách trong Hi-bá-lai văn là BE-MIDBAR, có nghĩa là “tại đồng vắng” (1:1 “Tại đồng vắng”), tức là câu chuyện dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng.
  • Theo tiếng Hi-lạp:
Tên của sách theo tiếng Hi-lạp (Bản 70) là ARITHMOI, gốc của chữ “Arithmetic” (số học)
Chuyển dịch sang tiếng Latinh trở thành NUMERI
Trong Anh ngữ trở thành: NUMBERS
  1. Theo Việt ngữ:
Sách có tên là DÂN SỐ KÝ (dịch âm theo bản Hoa văn), vì trong sách có hai lần Chúa bảo Môi-se tu bộ (kiểm tra) dân số của người Y-sơ-ra-ên trong lúc đi trong đồng vắng
  • Lần thứ I kiểm tra dân số khi bắt đầu sách (1:)
  • lần thứ II kiểm tra dân số ở cuối sách (26:)
GIÔ SUÊ
 ên sách được ghi theo tên của nhân vật chính trong sách là GIÔ-SUÊ.
Tên Giô-suê có nghĩa:
  • “Giê-hô-va là Cứu Chúa”,
  • có khi gọi là Giê-hô-sua – Xa-cha-ri 3:3, 8
  • Tân Ước theo tiếng Hi-lạp là JÊSUS – ‘Ιŋσοΰν - (Mathiơ 1:21)
Có thể từ 24:29-33 về sau là do một người khác viết, còn hầu hết là do Giô-suê viết vì các bằng cớ:
  1. 24:26, “Giô-suê chép các lời nầy”.

CÁC QUAN XÉT
Tên sách là Shophetim = (Sách của) Các Quan Xét.
Chức vụ Quan Xét gồm hai chức năng:

    •  Quan: đây là Quan Văn, chức năng là “trị”, cai trị.
    •  Xét: xét xử, thẩm xét, cũng là “sư” là người chỉ dạy cho dân chúng.
(Tiếng Trung quốc là: Quan Sư = Quan là trị; sư = dạy)
Chức vụ Quan xét không phải là vua, cũng không cao trọng như chức vụ của Môi-se, Giô-suê. Họ được Đức Chúa Trời dấy lên để giải cứu dân Chúa trong những lúc có cần, họ có thể là những chiến sĩ cầm quân ra trận, có khi cũng làm nhiệm vụ xét xử công bình cho dân Chúa.
Trong đời các Tổ phụ như Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, các Trưởng tộc, Trưởng lão chi phái cũng là những Quan xét.
RU-TƠ
  1. Chữ RU-TƠ:
Có nghĩa là Bạn hữu, sự Đứng đắn, Sự Dịu Dàng (Comeliness).
Đây không phải là tên
Tác giả của sách, nhưng là tên Nhân vật chính trong sách.

. Bết-lê-hem: Bết = Nhà; Lê-hem = Bánh (bánh mì = Bread). Bết-lê-hem là Nhà Bánh.
. Ê-li-mê-léch: Ê-li = Đức Chúa Trời của tôi; mê-léch = vua. Ê-li-mê-léch = Đức Chúa Trời của tôi là vua
Người Y-sơ-ra-ên nầy cưới một người vợ tên Na-ô-mi = ngọt ngào, đặc ân. Họ có hai đứa con là Mạc-lôn = vui mừng, bài ca, và Ki-li-ôn = Sự đẹp đẽ
Dân Y-sơ-ra-ên đời Các Quan Xét theo chế độ Thần quyền, nghĩa là Đức Chúa Trời là vua của người Y-sơ-ra-ên. Dân Y-sơ-ra-ên có thể nói: Đức Chúa Trời của

SAMUEN
Tên “Sa-mu-ên” có nghĩa là “Đức Chúa Trời nhậm lời” - I Samuên 1:20.
Trong nguyên ngữ Hi-bá-lai, hai sách Samuên I và II chỉ là một (cũng như sách Các Vua và Sử ký)
“Sa-mu-ên” là tên của Tiên tri trong nước Y-sơ-ra-ên làm Quan xét cuối cùng của thời ký Quan xét (I Samuên 7:15)
Công vụ 3:22-24, Kinh Thánh đã xếp Sa-mu-ên là người kế tục chức vụ Tiên Tri của Môi-se và mở đầu cho thời kỳ Tiên Tri chính thức. Từ sau Môi-se chưa có một Tiên tri nào được Đức Chúa Trời mặc khải để dạy dỗ dân sự và dự ngôn về Chúa Jêsus.
·  Tên của Nathan có nghĩa là Người ban cho, khác với Na-tha-na-ên (Giăng 1:45) có nghĩa là Đức Chúa Trời ban cho.
·  Nathan là một tiên tri danh tiếng trong thời vua Đa-vít và Salômôn.
Salômôn = người bình an; Giê-đi-đia = Đức Giê-hô-va yêu mến
Tên của Gát có nghĩa là May Mắn.

CÁC VUA
Như chúng ta đã đề cập trong sách I Samuên thì sách I  và II Samuên, I và II Các Vua, I và II Sử ký, là một sách trong nguyên bản Hi-bá-lai. Các sách nầy được chia ra làm hai từ khi Kinh Thánh được dịch ra tiếng Hi-lạp (Thế kỷ thứ III TC.). Lý do chia ra là vì bản hi-văn dài hơn bản Hi-bá-lai 1/3, mà những cuộn sách thời đó bằng cây chỉ thảo (Papyrus) hoặc bằng da, đều có chiều dài giới hạn
Sách I và II Vua là sách sử quan trọng trong thế giới, ghi lại thời trị vì của các vua Y-sơ-ra-ên (chủ yếu là Y-sơ-ra-ên phía Bắc đồng thời cũng ghi các vua Giu-đa phía Nam)
  1. Tác giả:
Có 3 ý kiến:
  1. không biết ai là tác giả.
  2. Theo truyền thuyết của Do thái giáo thì có lẽ do Giê-rê-mi viết. Như vậy, sách được viết ra vào khoảng năm 489 TC.
  3. Có thể do E-xơ-ra viết. Nếu vậy thì sách được viết vào khoảng năm 445 TC.
Dù tác giả là ai, người đó chắc chắn phải sống đồng thời với Giê-rê-mi hoặc sau đó không lâu, vì
  • II Vua 25:29-30 (phải nhớ hai sách I và II vua là một) ghi ‘cho người (tức Giê-hô-gia-kin) ăn đồng bàn … trọn đời’. Chữ Trọn Đời cho thấy sách được viết ra sau khi Giê-hô-gia-kin đã qua đời (phải nhớ Giê-hô-gia-kin và Tiên tri Ê-xê-chi-ên bị đày qua Ba-by-lôn một lượt (II Vua 24:14 – 597 TC), vua được tha sau 37 năm bị tù (II Vua 25:27 – 561 TC), chết khoảng 550 TC.
  • Hai sách do một người viết ra vì cách dùng từ của hai sách giống nhau và mục đích viết sách cũng giống nhau. Mục đích chỉ ghi phần sử liên hệ đến tinh thần yêu mến Đức Chúa Trời.
SỬ KÝ
  1. Nguyên ngữ:
Giống như I & II Samuên, và I & II Các Vua, hai sách Sử ký trong nguyên bản Hi-bá-lai là một với đề tựa: Dibrê Hayyyâmim = “Những sự kiện diễn ra hằng ngày” (Events of the days).
  1. Hi-văn:
Trong khi chuyển dịch sang tiếng Hi-lạp (Bản 70 – Septuagint Varsion, thế kỷ thứ III TC.), sách được chia 2 phần và đặt tên là “Những điều bị bỏ quên”
Sự phân chia thành hai sách như chúng ta đã biết là vì giới hạn chiều dài của vật liệu làm sách thời đó. Nhưng tên sách là
“Những điều bị bỏ quên” có lẽ các dịch giả 70 cho rằng sách nầy ghi lại những điều mà 2 sách I & II Samuên, I & II Các Vua đã bỏ quên không đề cập đến.
  1. Bản Latinh:
Tên sách là Sử ký (Chronicle) được gọi vào thời thánh Jerôme, người đã dịch Kinh Thánh từ tiếng Hi-bá-lai sang tiếng Latinh (385-405 SC). Bản dịch nầy là Bản “Latin Vulgate”, được nổi tiếng từ thời Giáo Hoàng Gregory I (540-604), được Công Đồng Trent công nhận (1,562) là bản dịch nầy được nhận là chính thức và cho lưu hành.
Trong Bản Latin Vulgate, sách có tựa đề là
“Chroni corum Liber” có nghĩa là “Sách ghi chép chuyện xảy ra” (Book of Chronicle)
  1. Bản Việt ngữ:
Bản Việt ngữ cũng lấy tên là Sử Ký.
  • SỬ = việc đã qua của một nước hay của thế giới được ghi chép lại.
  • KÝ = ghi nhớ, ghi chép, sách.
Ê-XƠ-RA
Tên sách là tên của tác giả. Người Y-sơ-ra-ên và các Cơ-đốc nhân đầu tiên đều tin ông E-xơ-ra là người viết sách E-xơ-ra, vì những lý do:

1.Trong nguyên văn tiếng Hi-bá-lai lúc ban đầu thì sách Sử ký (I & II), sách E-xơ-ra và sách Nê-hê-mi, là một sách chung, do một người biên soạn. Về sau các Văn sĩ người Y-sơ-ra-ên chia làm 3 sách. Sách E-xơ-ra và Nê-hê-mi được liệt vào kinh điển trước. Sách Sử ký sau nầy mới được công nhận vào kinh điển.
2. Chúng ta không có một lý do nào vững chắc để chống lại ý kiến E-xơ-ra là tác giả.

3.Không ai có đủ điều kiện viết sách nầy như E-xơ-ra.
Tên của E-xơ-ra: Giúp đỡ


Ê-XƠ-TÊ
Tên của Ê-xơ-tê theo tiếng Ba-tư có nghĩa là Ngôi Sao; tên Hadassah tiếng Hi-bá-lai có nghĩa là Cây Mía.


GIÓP
Tên của Gióp: Một người cũ trở lại cùng Chúa.


THI-THIÊN

Trong tiếng Hi-bá-lai sách có tên là Tehillim (số ít: Tehillâh), có nghĩa là những bài ngợi khen (chỉ thích hiệp một số Thi thiên).
Sách cũng có tên là
Tephiloth, có nghĩa là “Những bài cầu nguyện”. Tựa nầy gọi theo Thi thiên 72:20
Sách thường được dùng tên
Mizmor: nghĩa là “Bài ca có đệm nhạc.
  1. Theo tiếng Hi-lạp:
Trong tiếng Hi-lạp, sách có tên là Psalmos (Thi. 24:44) có nghĩa là “Bài thơ được hát với đàn dây”. Tên nầy được dịch ra vào thế kỷ thứ III TC. (Bản Septuagint). Đó là lần đầu tiên chữ Psalmos được dùng để chỉ những bài thơ Hi-bá-lai.
Đàn dây được nói đến là đàn Hạc Cầm (Thụ cầm – Harp)
Tên gọi Psalmos rất thích hiệp để chỉ những bài hát, bài thơ ca ngợi được viết cho âm nhạc. Bằng cớ có 55 bài được ghi
“Thầy Nhạc Chánh”, đó là những nhạc trưởng hay người lĩnh xướng trong sự thờ phượng của Do thái Giáo.
Bản Hi-văn nhập Thi. 9 và 10 chung; 114 và 115 chung, nhưng lại chia 116, 147 làm thiên (Bản Hi-bá-lai giống Bản Việt ngữ)
  1. Theo tiếng Việt:
Bản Việt ngữ dịch tên theo Hán ngữ.
THI = thơ, thi ca; THIÊN = chương, đoạn
Như vậy,
Thi Thiên là những đoạn thơ, những đoạn Thi Ca (Vì vậy, không nên gọi: Thi thiên ĐOẠN …, mà nên gọi Thi thiên THỨ …)

CHÂM NGÔN
  1. Nguyên văn Hi-bá-lai:
Trong nguyên văn Hi-bá-lai, sách có tên là Mishle Shelomoh (Châm ngôn của Salômôn – 1:1) có nghĩa rất rộng, được dùng để chỉ:
  • Một bài diễn thuyết
  • Những câu châm ngôn
  • Những thành ngữ.
Từ ngữ Mishle được dịch trong:
  • Dân số ký 23:7, 18 = lời sấm, lời tiên tri – taunt (Bản Việt ngữ = lời ca. Như vậy, Lời Ca của Ba-la-am mang tánh chất một lời tiên tri)
  • Ê-sai 14:4, = lời chế nhạo, châm biếm – oracle (Bản Việt ngữ = lời thí dụ. Như vậy, lời chế nhạo vua Ba-by-lôn ẩn giấu trong một thí dụ)
  • Êx. 17:2, = ẩn dụ – một thí dụ với ẩn ý ngầm (Bản Việt ngữ = ví dụ).
Tên sách theo tiếng Hi-lạp: Paroimiai Salomontos (Các Châm ngôn của Salômôn)
Tên sách theo tiếng Latin:
Liber Proverbiomrum (Sách của Những câu Châm ngôn)
Các tác phẩm của Rabbi gọi sách là:
Sepher Hokhmah (Sách của Sự Khôn ngoan)
  1. Theo Anh ngữ: Proverb
Proverb có nghĩa Một Cách Nói Đơn Giản, thay vì nói bằng nhiều chữ (pro = for; verba = words)
  1. Theo Việt ngữ:
Bản Việt ngữ dịch tên theo Hoa ngữ:
  • Châm = răn, dạy
  • Ngôn = lời nói.
Như vậy, Châm ngôn là những lời răn dạy (có khi được nói, được viết, có vần.
Xét như thế, Kinh Thánh vừa là một quyển sách vừa là một Thư Viện, Kinh Thánh tập hợp nhiều loại sách với những thể loại văn chương khác nhau: Lịch sử, Chính trị, Văn thơ, Tiên tri. Đồng thời Kinh Thánh cũng có nhóm sách
Triết học như: Gióp, Châm ngôn, Truyền đạo.


TRUYỀN ĐẠO
  1. Theo nguyên ngữ Hi-bá-lai:
Trong nguyên văn Hi-bá-lai, sách có tên là: qoheleth, có nghĩa là người nói hay lên tiếng công khai trong hội chúng, có thể dịch là Giảng viên, người giảng dạy (Giáo viên)
  1. Theo Hi-văn:
Bản dịch Septuagint Hi-văn thì tên sách là ekklésia. Bản Anh ngữ cũng lấy tên sách như vậy, có nghĩa là Giảng viên (Preacher).
Tên ekklésia được dùng trong sách (1:2, 12; 7:27; 12:8-10
  1. Bản Việt ngữ:
Bản Việt ngữ gọi tên tiếng Hán. Từ ngữ truyền đạo là công bố ra, giảng ra, không phải là NGƯỜI truyền đạo.

NHÃ CA

Trong nguyên văn Hi-bá-lai, sách có tên là: Shir HashirimBài ca của những bài ca
Đoạn 1:1 đã ghi tên của sách được gọi là “
Bài ca của những bài ca”.
Qua lối nói lặp lại hai lần của người Y-sơ-ra-ên (Phục truyền 10:17; I Vua 8:27 [Chúa của các chúa, trời của các từng trời]; Truyền đạo 1:2 [hư không của sự hư không]), mục đích là để nhấn mạnh tuyệt đối. Như vậy, khi gọi tên sách là
Bài ca của những bài ca tỏ ra sách là một bài ca quý nhất trong tất cả các bài ca
  1. Trong bản Hi-lạp:
Bản Hi-lạp có tên là: Asma Asmaton cũng như Bản Latinh là Canticum Canticorum, có nghĩa là Bài ca của các bài ca, hoặc bài ca hay nhất trong các bài ca – Song of songs, or Best of songs
  1. Bản Việt ngữ:
Bản Việt ngữ dịch âm theo tiếng Hán là Nhã ca [Nhã = thanh tao, lễ độ, như ‘Nhã nhạc’ là loại nhạc dùng trong cung đình]. Vậy Nhã ca là loại bài ca, loại nhạc sử dụng trong việc tế tự, trong cung đình, tỏ ra nghi lễ trang nghiêm (trái với Nữ Nhạc).


Ê-SAI
  • Tên sách là tên của người viết sách
  • “Ê-sai” trong tiếng Hi-bá-lai có nghĩa là “Đức Giê-hô-va đã cứu”, cũng là Jêsus trong tiếng Hi-lạp
  • 1:1, Ê-sai là con của A-mốt [không phải là tiên tri A-mốt. Kinh Thánh không nói gì về cha mẹ của Ê-sai]
  • 8:3, Ê-sai có vợ là một nữ tiên tri
  • 7:3 và 8:3, Ê-sai có hai con trai được đặt tên có ý nghĩa chỉ về tình hình của dân Chúa:
Sê-a Gia-súp = dân còn sót lại sẽ trở về
Ma-he Sa-la Hát-bát = sự cướp mau tới


GIÊ-RÊ-MI
  1. Ý nghĩa tên Giê-rê-mi: “Đức Giê-hô-va làm cho bền vững”.
  2. Gia thế:
  • Dòng dõi thầy tế lễ – 1;1
  • Quê hương tại A-na-tốt: một làng ở phía Đông Bắc, cách thành Giê-ru-sa-lem độ 5 Km. Làng nầy xây trên núi, có thể đứng nhìn thấy xứ Ép-ra-im và sông Giô-đanh.
  • Được cha mẹ yêu thương – 20:14-15
  • 16:2, Giê-rê-mi không lập gia đình theo mạng lịnh của Chúa đối với ông.
  1. Tánh tình của Giê-rê-mi:
  • Giê-rê-mi được gọi ông là Tiên Tri Than Khóc (9:1; 14:27), và nhất là trong sách Ca-thương (1:16; 2:11; 3:48-49).
  • Giê-rê-mi không khóc vì cảnh khổ của mình, nhưng nước mắt của ông là dành cho tình cảnh dân thánh, thành thánh, đặc biệt là dân Giu-đa lúc bấy giờ rất ghét ông, tìm cách hại ông, do ông luôn nói đến tội lỗi của họ và khuyên họ vâng phục Chúa đầu hàng người Ba-by-lôn.
CA THƯƠNG
Chữ CA nghĩa là Bài hát, bài thi ca.
Sách viết theo thể thi ca Hi-bá-lai gồm 5 bài thơ, có lẽ được sáng tác sao gởi nhiều bản cho dân Giu-đa ở Ai Cập, Ba-by-lôn, để những người Y-sơ-ra-ên lưu đày hát.
Đây là thể thơ (thi ca) chiết cú, nghĩa là mỗi câu bắt đầu bằng một chữ cái theo thứ tự mẫu tự Hi-bá-lai. Loại thơ nầy rất được người Y-sơ-ra-ên ưa thích, vì dễ nhớ.
Tiếng Hi-bá-lai có 22 phụ âm (chữ cái).
Thơ Hi-bá-lai chú ý về ý hơn là về vần, nhạc.

2. Chữ THƯƠNG nghĩa là xót xa, buồn rầu vì yêu thương.
Sách bày tỏ sự buồn rầu của Giê-rê-mi về thành Giê-ru-sa-lem bị phá hủy và dân sót kéo xuống Ai Cập (Giê. 39:2; 41:1-18; 43:7), khoảng thời gian nầy độ 3 tháng (586 TC.) Chính quyền dời đô về Mích-ba (40:8), cách Giê-ru-sa-lem độ 8 dặm về hướng Tây Bắc (tham khảo Giê. 52 như là tiểu dẫn của sách Ca-thương).
Đây là một ca khúc sầu thảm, mỗi chữ đã viết bằng nước mắt để thấy được tình yêu thương của Giê-rê-mi đối với dân tộc của ông. Giống như Chúa Jêsus Christ đã khóc về thành Giê-ru-sa-lem trong Mathiơ 23:37-39; Luca 19:41-44).


Ê-xê-chi-ên
  • Tên của Ê-xê-chi-ên có nghĩa là: Sức lực của Chúa
  • Hay là: Đức Giê-hô-va làm cho mạnh mẽ.
2. Gia phổ: 1:3
  • Ê-xê-chi-ên là thầy tế lễ (giống như Giê-rê-mi – Giê. 1:1)
  • Con trai của Bu-xi

Đa-ni-ên

  1. Ý nghĩa tên của Đa-ni-ên:
 Tên của Đa-ni-ên có ý nghĩa rất đặc biệt.
ĐAN = Quan xét; I = của tôi (Sở hữu đại từ ngôi thứ nhất (Possessive Pronoun); EL = Đức Chúa Trời
Như vậy, Đa-ni-ên có nghĩa là: Đức Chúa Trời là Quan xét của tôi.

Ô-sê

Trong tiếng Hi-bá-lai, Ô-sê là Hoshèa (Hô-sê)
Đây là tên thường được đặt, nghĩa là Giúp đỡ. Danh từ có nghĩa là sự cứu rỗi.
Theo Dân số ký 13:8, 16, đây cũng là tên của Giô-suê trước khi được Môi-se đổi thành Giô-suê.
  • Gít-rê-ên: Đức Chúa Trời gieo, rải ra, đoán phạt
  • Lô Ru-ha-ma: không được yêu thương.
  • Lô Am-mi: Không phải dân ta, bị loại ra.

Giô-ên

Ý nghĩa của Tên:
  • Tên Giô-ên có nghĩa: “Giê-hô-va là Đức Chúa Trời”
  • Ý nghĩa tên khiến cho vài người chủ trương Giô-ên thi hành chức vụ đời Giô-ách (II Sử. 22: - 24:). Họ cho rằng lúc trẻ, Giô-ên biết Ê-li và sống đồng thời với Ê-li-sê (xem I Vua 19:37, 39 – theo Scofield)
  • Những người ‘Thánh’ nầy đang làm gì?
    • Chúa bảo họ: Hãy nịt lưng, nghĩa là họ đang trong tình trạng không nịt lưng. Nịt lưng là dấu hiệu của một người đang làm việc, đang phục vụ
Xuất. 12:11, Đức Chúa Trời bảo dân Y-sơ-ra-ên khi ăn Lễ Vượt Qua thì phải ‘dây lưng cột’ (thắt lưng)
Luca 12:35-36, Chúa Jêsus phán: Lưng các ngươi phải thắt lại…đó là dấu hiệu chuẩn bị sẵn sàng
Giăng 13:4, chính Chúa Jêsus đã lấy khăn vấn (hay thắt) ngang lưng, vì Ngài đang làm một người đầy tớ phục vụ các môn đồ.

A-mốt

Tên của Amốt có nghĩa là Gánh Nặng, Người mang gánh nặng
Cũng có thể là biệt danh hơn là tên thật, vì ông muốn nói lên tấm lòng mang gánh nặng đối với tội lỗi của dân Y-sơ-ra-ên (phía Bắc).

2. Nghề nghiệp:
  • 1:1; 7:14, A-mốt là người chăn chiên. Theo cách nói của ông, tỏ ra Amốt làm nghề chăn thuê (trong bọn chăn – 7:14,  ta là một kẻ chăn), và người hái trái vả thuê (2 lần ông nhắc đến cây vả – 7:14; 8:2). Amốt dùng từ “sửa soạn”cây vả rừng (7:14). Hình như gia đình nghèo ,nên ông phải đi làm thuê.
  • So sánh với 7:12, câu nói của tiên tri giả A-ma-xia đầy vẽ khinh dể Amốt, thêm một bằng cớ cho thấy A-mốt nghèo, từng đi làm thuê để kiếm sống.

Áp-đia

Tên “Áp-đia” có nghĩa là “Người thờ phượng Đức Giê-hô-va” hay “Đày tớ của Đức Giê-hô-va”.
Đây là tên được dùng phổ thông trong tiếng Hi-bá-lai. Tuy nhiên có thể không phải là tên thật, mà là một biệt danh.
Chữ “Hô-rít” có nghĩa là “Người ở trong hang đá”
Tên “Sê-i-rơ” có nghĩa là “nhiều lông” hay “đỏ”. Trùng hợp với tên của Ê-sau và Ê-đôm.
Sáng. 25:25, Ê-sau được phân biệt với 2 đặc điểm: ĐỎ HỒNG  và ĐẦY LÔNG. Cả hai đặc điểm đó nói lên cái đẹp và mạnh mẽ; một em bé dễ thương, kháu khỉnh, và một thanh niên đẹp trai. Đó là tính chất thu hút của “xác thịt’.
Nhưng sau đó chẳng bao lâu, cái đẹp đó bị hư hoại. Ê-sau là ‘hồng hào’ trở thành Ê-đôm – một người màu đỏ. Màu đỏ nầy là màu đỏ của:
  • Con ngựa đỏ (Khải huyền 6:4)
  • Con rồng đỏ (Khải huyền 12:3)
  • Con thú đỏ (Khải huyền 17:3)
  •  

Giô-na

1.        Tên:
Tên Giô-na có nghĩa là “Chim Bồ Câu”

Mi-chê

Tên:
Viết theo lối cổ là Micaiahu, có nghĩa là “Ai Giống Như Đức Giê-hô-va” (Michê 7:18)
Viết tắt theo tiếng Hi-bá-lai là: Mica (Micah – Quan xét 17: - 18:)
Cũng khác với tên Mi-ca-ên (Michael): Ai Bằng Đức Giê-hô-va.
Có hai người làm tiên tri mang tên Mi-chê:
  • IVua 22:4-28, Mi-chê nầy là con của Giêm-la
  • Mi-chê 1:1; Giê. 26:18, Mi-chê người Mô-rê-sết, đã viết sách tiên tri Mi-chê nổi tiếng (các trưởng lão Y-sơ-ra-ên biết)
  •  
    • Gát’ có nghĩa là may mắn
    • Vì là thành may mắn nên đừng nói đến tai nạn.
    • Đây là lối nói châm biếm vì những kẻ tự xưng may mắn nhưng lại đầy tai nạn. Hoặc nói cách khác: ‘Chớ khóc lóc nơi thành phố khóc lóc’
  • Bết Lê Áp-ra:
    • Bết = Nhà; Áp-ra = bụi
    • Ở trong nhà bụi mà còn lăn vào bụi
    • Lăn vào bụi là tập tục của người có tang (Giê. 25:34)
    • Ý nghĩa câu nầy giống như người Việt-nam hay nói: “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí” = Phước không trở lại, còn họa thì không đến một lần. Đã ở trong Nhà tang chế lại còn gặp chuyện tang chế.
  • 1:11, Sa-phi-rơ (Sa-phia):
    • Sa-phi-rơ = đẹp đẽ, ngọc Sa-phia
    • Người đẹp mà lại trần truồng xấu hổ
  • Xa-a-nan:
    • Xa-a-nan = thành có tên là Bước Đi
    • Dân ở thành có tên là Bước Đi, nhưng lại không đi được.
  • Bết Hê-xen:
    • Bết Hê-xen = Nền tảng, nhà láng giềng
    • Nhà có nền tảng mà mất chỗ đứng cho chơn. Hoặc là nhà láng giềng mà làm cho nhà lân cận mất chỗ đứng.
  • Ma-rốt:
    • Ma-rốt = cay đắng
    • Dân ở thành cay đắng mà trông đợi phước lành, nhưng tai vạ lại đến nữa. Đã cay đắng lại càng cay đắng.
  • 1:13, La-kit
    • La-kit = thành của ngựa.
    • Chúa bảo hãy lấy ngựa loại chạy nhanh thắng vào xe. Ý muốn nói dầu nhanh như vậy cũng không chạy kịp tai vạ đoán phạt do tội lỗi nó đã phạm.
  • 1:14, Mô-rê-sết Gát
    • Mô-rê-sết Gát = tân nương
    • Ạc-xíp = lừa dối, hay suối không có nước mùa hạ.
    • Ý nghĩa chung: Nhà Ạc-xíp hứa đưa lễ vật như của hồi môn cho vua Y-sơ-ra-ên, mà chỉ là sự lừa dối. Nghĩa là gả con cách lừa dối.
  • Ma-rê-sa
    • Ma-rê-sa = kẻ chinh phục chiếm hữu (do xâm lăng hay do thừa tự)
    • Kẻ chiếm hữu sẽ bị người khác chiếm hữu sản nghiệp.
    • A-du-lam = chỗ có rào chắn
    • Kẻ chiếm hữu có rào chắn cũng sẽ bị dân Y-sơ-ra-ên phá vượt qua (chữ ĐẾN trong câu có nghĩa là thấm qua, xuyên qua)
  • 7:18, Ai là Đức Chúa Trời giống như Ngài.
Mi-chê mượn ý nghĩa tên của ông để làm lời kết luận.
·  Chữ GÁT có nghĩa là may mắn, ý mỉa mai vì nó là thành phố may mắn, nên đừng rao tai nạn, đừng khóc lóc chi hết, trong khi thật sự đã đầy tai nạn.
·  1:10b, Bết-Lê-Áp-Ra gồm hai từ ngữ: BẾT-LÊ  là NHÀ; ÁP-RA là Bụi đất. Ở trong nhà bụi đất mà còn lăn lóc trong bụi đất – lăn vào bụi là dấu hiệu của sự tang chế, nghĩa là tang chết hơn tang chế.
·  1:11a, Sa-phi-rơ nghĩa là đẹp, là ngọc Sa-phia, người đẹp nầy đang bị sỉ nhục, xấu hổ.
·  1:11b, Xa-a-nan nghĩa là thành phố bước đi nhưng lại không bước đi được, bị bại liệt
·  1:11c, Bết-hê-xe nghĩa là Nhà có nền tảng lại không có chỗ đứng.
·  1:12, Ma-rốt nghĩa là cay đắng lại trông phước lành trong khi tai vạ đã đến trước cửa.
·  1:13, Laki nghĩa là thành của ngựa, thế mà Chúa bảo lấy ngựa chạy mau, hàm ý rằng chạy mau như vậy cũng không kịp trước tai vạ ập đến.
·  Mô-rê-sết Gát nghĩa là Tân Nương, vì vậy nhóm từ ngươi sẽ ban lễ vật đưa đường cho Mô-rê-sết-Gát nghĩa là Cô dâu được đưa về nhà chồng với của hồi môn. Ạc-xíp nghĩa là lừa dối. Hai từ ngữ nầy đi chung với nhau có nghĩa là: Nhà cô dâu hứa đưa lễ vật là của hồi môn theo cô dâu (Tân nương) nhưng chỉ là sự lừa dối (không có gì cả) – gả con cách lừa dối.


Na-hum

Tên:
Tên ‘Na-hum’ có nghĩa là “Sự Yên Ủi

2. Quê hương của Na-hum:
Quê hương của Na-hum là xứ Ên-cốt. Có nhiều ý kiến về xứ Ên-cốt:
  • Có người cho rằng Ên-cốt thuộc xứ Ga-li-lê, vì thánh Jêrôme nói: Chữ Ca-bê-na-um có nghĩa là làng của Na-hum. Nếu như vậy thì Na-hum có cùng quê với Giô-na và là nơi trưởng thành của Chúa Jêsus Christ.
biểu tượng của Ni-ni-ve là sư tử. Hình vẽ là con sư tử đầu người, có cánh.
  • Sư tử là biểu tượng của sức mạnh,
  • còn đầu người là khôn ngoan,
  • có cánh chỉ về sự mau lẹ
Biểu tượng nầy nói lên tham vọng của Ni-ni-ve.

Ha-ba-cúc

Tên:
Tên ‘Ha-ba-cúc’ có nghĩa là: ‘Người Được Bồng Ẵm
  • 3:1, thể thi ca.
Trong nguyên văn, chữ shigionoth có nghĩa là bài ca đắc thắng, vui mừng. Nhưng cũng có nghĩa là than khóc.
Từ ngữ ‘gánh nặng’ cũng được dịch là “Sự hiện thấy” (xem chú thích trong Ê-sai 13:1), hay là Lời Chúa phán trong một sự hiện thấy đặc biệt mà sự hiện thấy đó đè nặng tấm lòng người thấy.
Gánh nặng ở đây là một sứ mạng Chúa giao phó. Thế thì, Chúa không thể giao phó sứ mạng cho một người chưa được cứu, nghĩa là người chưa được Chúa kể là công bình.Vì vậy, người có gánh nặng hoặc là có sứ mạng Chúa giao phó ở đây là:
  • Một Tiên tri, nghĩa là một người đã được cứu và được Chúa kêu gọi dâng mình cho Chúa.
  • Một người được Chúa ‘bồng ẵm’ (Ha-ba-cúc), nghĩa là một người đã từng được kinh nghiệm sự yêu thương chăm sóc của Chúa. Từ ngữ ‘bồng ẵm’ (ha-ba-cúc – Thi thiên 131:2) đã diễn tả được sự thân mật, gần gũi, yêu thương. Chúng ta thấy điều đó trong cách Ha-ba-cúc trò chuyện cởi mở với Chúa, giống như một đứa con bé bỏng còn bồng trên tay mẹ thỏ thẻ với mẹ.
  • Hình Ảnh Gánh Nặng của Người Công Bình: 1:2-11
Những hình ảnh Gánh nặng của Người Công Bình được nói rất rõ:

Sô-phô-ni

Tên “Sô-phô-ni” có nghĩa là “Chúa Giê-hô-va đã giấu” (Thi thiên 27:5; 83:3). Chính Sô-phô-ni đã chơi chữ khi ghép tên của ông trong 2:3.

A-ghê

Tên A-ghê có nghĩa là “Sự vui mừng trong ngày Lễ Hội”.

Xa-cha-ri

Tên Xa-cha-ri có nghĩa là: Đức Giê-hô-va đã nhớ đến.
“Sừng” chỉ về sức mạnh, quyền thế
Đồng” chỉ về sự đoán phạt,
Đông phương]:
  • Màu đen, xanh dương = hướng Bắc
  • Màu trắng (từ ngữ “Ra Theo Nó” trong tiếng Hi-bá-lai cũng có nghĩa là “Hướng Tây”. Như vậy, con ngựa trắng nầy từ hướng Tây ra đồng lúc với con ngựa màu đen phía Bắc)
Còn lại 2 con ngựa:
  • Xám vá hay là đốm xanh lá cây (dappled gray)
  • Câu 7 chỉ về con ngựa hồng (hung đỏ)
Theo Dịch lý thì màu xanh lá cây thuộc hướng Đông, màu đỏ thuộc hướng Nam. Nhưng câu 6b-7 lại ghi ngựa xanh kéo đến phương Nam, mà không nói đến hướng của ngựa đỏ. Do đó, chúng ta thấy có sự phối hợp của 4 lực lượng chia làm hai phe:
  • Màu ĐEN có sự hỗ trợ của màu TRẮNG
  • Màu ĐỎ có sự hỗ trợ của màu XANH

Ma-la-chi

Tên Ma-la-chi có nghĩa là Sứ Giả của Ta (3:1), hay Sứ Điệp của Ta.
2. Nghi đề:
Có vài ý kiến cho rằng Ma-la-chi (Mal’àkhì) chỉ là chức vụ, không phải tên riêng.
Đa số đều nhận Ma-la-chi là tên nhân vật
Bản Targum (Cựu Ước tiếng A-ram) thì 1:1 ghi: “Bởi sứ giả là E-xơ-ra, văn sĩ” so với E-xơ-ra 7:6.
Cũng có ý kiến cho là do Nê-hê-mi viết, vì giọng văn vừa khoan hòa vừa cứng rắn (Mal. 1:2 so với Nêh. 1: - 2:; 1:8-9; 2: - 3: so với Nêh. 13:)

Related link

Latest Features

Weather

May - 2025
SMTWTFS
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
25262728293031
       

Facebook comments