Đức Chúa Trời Thực Hữu
Tại sao chúng ta có thể
quả quyết Đức Chúa Trời thực hữu
1/. Niềm tin Đức Chúa
Trời thực hữu là do trực giác.
Một niềm tin hay sự tin
tưởng đến từ trực giác, khi nào niềm tin ấy có hai đặc tính sau đây:
a/ Phổ quát
b/ Tất yếu
Các nhà triết học đã
xem hai đặc tính phổ quát và tất yếu như là bằng chứng không thể sai lầm của một
niềm tin đến từ trực giác, Thánh Kinh và lịch sử chứng minh rằng: niềm tin Đức
Chúa thực hữu hay nói nôm na là niềm tin nơi Đấng Tạo Hóa, có một ông Trời là một
niềm tin rất phổ quát.
Trong thư Rô ma 1:19 chúng
ta thấy nhà truyền giáo Phao lô viết rằng: vì điều gì có thể biết được về Đức
Chúa Trời thì đã bày tỏ ra cho họ rồi. Nói cách khác tất cả những điều gì để
cho loài người biết Đức Chúa Trời thực hữu thì những điều ấy được bày tỏ ra rất
rõ ràng cho loài người.
Lịch sử loài người cho
chúng ta thấy yếu tố tôn giáo, hay sự tin tưởng có một Đấng Tạo Hóa là một sắc
thái rất rõ dệt trong mỗi người.
Các nhà nhân chủng học
đã nhận định rằng: sự tin tưởng có một Đấng Thiêng Liêng tối cao, là một niềm
tin rất phổ quát trong tất cả các dân tộc trên thế giới.
Trong tất cả các nền văn hóa sơ kiện, dù là sơ
khai đến mấy, dù Đấng thiêng liêng tối cao này được người ta hình dung khác
nhau. Nhưng niềm tin có một Đấng như vậy, thì hoàn toàn giống nhau.
Một nhà thám hiểm danh
tiếng đã nói rằng: Khắp nơi tại châu phi, niềm tin có một Thượng Đế và đời sống
sau khi chết là niềm tin rõ dệt nhất.
Một nhà nhân chủng học
Mỹ la tinh không tin có Thượng Đế, nhưng không bao giờ gặp một người nào như vậy
trong những cuộc tiếp xúc của ông.
Ngoài yếu tố phổ quát,
niềm tin nơi Đức Chúa Trời thực hữu còn là niềm tin tất yếu, nếu không có niềm
tin tất yếu rằng: Đức Chúa Trời thực hữu thì con người không thể nào duy trì được
trật tự xã hội. Tất cả mọi hình thức trật tự xã hội từ trước cho tới nay đều dựa
vào niềm tin có ông Trời và Đức Chúa Trời thực hữu.
Mặc dù ngày nay, có những
chủ thuyết phủ nhân sự thực hữu của Đức Chúa Trời và duy trì trật tự xã hội bằng
sức mạnh bằng vũ khí và đó là sự tàn bạo. Nhưng chỉ là những trường hợp tạm bợ
và không bao giờ thực sự thành công.
Như vậy, nói tóm lại niềm
tin Đức Chúa Trời hay Thượng Đế thực hữu là một niềm tin do trực giác và tất yếu
của con người.
2/. Niềm tin Đức Chúa
Trời thực hữu là một niềm tin rất hữu lý
Con người là một cây sậy
biết suy tư, nhà triết học Passcal đã nói như vậy, và bất cứ người nào có tâm
trí bình thường cũng đều chấp nhận tính chất hữu lý của những gì mình tin. Chúng
ta có thể tìm được tính chất hữu lý trong niềm tin Đức Chúa Trời thực hữu qua
những lý luận sau đây:
a/. Lý luận về sự hiện
hữu của vũ trụ
Tất cả mọi sự đều phải
có một nguyên nhân, vũ trụ này không phải tự nhiên mà có phải có một Đấng nào
đó tạo dựng nên vũ trụ này. Lý luận tự nhiên không cho phép chúng ta tin rằng:
vũ trụ tự nhiên mà có được, một cái nhà phải có người dựng nên thì vũ trụ cũng
phải có một Đấng dựng nên và Đấng đó là Thượng Đế, là Đức Chúa Trời, là nguyên
nhân của tất cả mọi sự.
Các nhà khoa học lý luận
rằng: vì chưa có một bằng cớ nào để nói rằng: vũ trụ này tự nhiên mà có và tồn
tại mãi mãi nên chúng ta bắt buộc phải tin rằng: phải có thời gian bắt đầu, và
hễ có thời gian bắt đầu thì phải có ngày kết thúc. Và cũng trong chiều hướng
suy luận khoa học, bất cứ vật gì có bắt đầu thì phải có một nguyên nhân nào đó
hay nói cách khác phải được dựng nên. Chấp nhận như vậy, chúng ta không thể nào
thoát ra ngoài được niềm tin phải có một
Đấng dựng nên vũ trụ này tức là Đức Chúa Trời.
b/. Lý luận về mọi sự
phải có mục đích
theo lý luận này thì trật
tự, và lợi ích trong bất cứ một hệ thống nào cũng hàm ý có yếu tố thông minh và
mục đích của nguyên nhân tạo nên hệ thống ấy.
Vũ trụ mà chúng ta có
và chúng đang quan sát đây, rất có trật tự và có sự sắp đặt lợi ích do đó vũ trụ
này phải có một nguyên nhân rất thông minh. Hay nói cách khác, Đấng sáng tạo ra
vũ trụ này phải là một Đấng rất thông minh.
Nhà thi sĩ Đa vít, tức
là vua Đa vít của người Do thái đã viết trong Thi thiên 94:4
Đấng đã tạo nên tai của
loài người há chẳng biết nghe sao, Đấng đã tao nên con mắt của loài người há chẳng
thấy được sao?
Như vậy, sự hiện hữu của
vũ trụ và trật tự của vũ trụ này cũng như những sắp đặt lợi ích trong vũ trụ bắt
buộc chúng ta phải tin rằng: Có một Đấng Tạo Hóa, có một Đấng thiêng liêng đã tạo
dựng nên vũ trụ trong ý thức thông minh tuyệt đối.
Tóm lại, niềm tin Đức
Chúa Trời thực hữu là niềm tin hữu lý, sự vào lý luận của sự hiện hữu của vũ trụ
này và lý luận về mọi sự phải có mục đích.
Câu hỏi 1: Xin giải
thích hai yếu tố tất yếu và phổ quát của niềm tin do trực giác đưa đến.
Trả
lời: Một niềm tin đến từ trực giác phải có hai yếu tố sau đây:
Yếu
tố phổ quát và yếu tố tất yếu: yếu tố phổ quát đã được thể hiện trong lòng tin
và một Đấng thiêng liêng nào đó của các dân tộc trên thế giới.
Yếu
tố tất yếu được thể hiện trong sự kiện duy trì trật tự xã hội của loài người.
Câu hỏi 2: Dựa vào hai
lý luận nào mà người ta có thể gọi niềm tin Đức Chúa thực hữu là niềm tin hữu
lý.
Trả
lời: niềm tin Đức Chúa Trời thực hữu được xem như là một niềm tin hữu lý nhờ
hai lý luận sau đây:
Sự
hiện hữu của vũ trụ và trật tự lợi ích của vũ trụ này. Khoa học không cho phép
chúng ta tin rằng: vũ trụ tự nhiên mà có nhưng phải được dựng nên và Đấng đã dựng
nên vũ trụ này là Đức Chúa Trời. Trật tự của vũ trụ và lợi ích của trật tự vũ
trụ cũng chỉ cho chúng ta thấy phải có một khối óc thông minh tuyệt đối mới đặt
ra sự trật tự và lợi ích của vũ trụ và Đức Chúa Trời chính là Đấng dựng nên.