Đức Chúa Trời Thực Hữu ( tiếp
theo)
Đặc biệt trong bài học này chúng ta bàn về hai
lý luận của loài người
3/. Lòng Khao Khát Của Loài Người Đi Tìm Đức Chúa Trời
Loài người suốt mọi thời đại luôn
luôn có một tấm lòng đi tìm Đấng Tạo Hóa, đi tìm Chân Lý, đi tìm chân thiện mỹ.
Vì trong thâm tâm của mỗi người đã có sẵn niềm tin bẩm sinh về sự thực hữu của Đức
Chúa Trời.
Loài người không có sẵn một niềm
tin bẩm sinh về một cái gì không thực hữu
được, như vậy loài người khao khát đi tìm Đấng Tạo Hóa, thì Đấng Tạo Hóa nhất định
phải thực hữu.
Các triết gia như là Ell sem thế
kỉ thứ 11, Decars thế kỉ 16 và Larth thế kỉ 17 đã đưa ra những nhận xét về lý
luận này để chứng minh Đức Chúa Trời thực hữu. Về sau các nhà triết học khác nhất
là ông EM Ma NU EN Cath đều chấp nhận lý luận này.
4/. Ý Thức Đạo Đức Trong Mỗi Người
Nhà thần học Strong đã từng nói rằng:
lương tâm trong mỗi người công nhận sự hiện hữu của một luật đạo đức và luật đạo
đức này đóng vai trò một ông quan tòa có thẩm quyền tuyệt đối. Khi chúng ta vi
phạm luật đạo đức này thì tức khắc chúng ta có mặc cảm tội lỗi và sợ hãi sẽ bị
chừng phạt.
Luật đạo đức trong mỗi người mặc
nhiên chứng minh có một ý chí đạo đức cao cả và tuyệt đối và ý chí cao cả này
đã đặt luật đạo đức vào trong con người và cũng Đấng ấy có quyền trừng phạt những
vi phạm luật đạo đức.
Nhận xét của nhà thần học Strong
rất đúng, vì tất cả chúng ta đều biết rằng ý thức đạo đức trong mỗi chúng ta
không phải là điều mà chúng ta đặt cho chính mình mà là một ý thức bẩm sinh tự
nhiên mà có khi chúng ta sinh ra.
Luật đạo đức hay lương tâm không
phải là sản phẩm của Giáo dục của tâm lý, của chính trị hay của xã hội. Mà là
luật sẵn có trong tiềm thức con người. Luật đạo đức mặc nhiên chứng minh có một
ý chí đạo đức tuyệt đối và ý chí đạo đức
tuyệt đối ấy tức là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là tác giả của lương tâm, của
ý thức đạo đức trong mỗi người chúng ta. Nói cách khác, lương tâm của chúng ta
công nhận sự thực hữu của một Đấng làm luật là Đức Chúa Trời và tính chất chắc
chắn đối với những ai vi phạm luật đạo đức trong con người.
Tóm lại, niềm tin Đức Chúa Trời
thực hữu là một niềm tin đến từ trực giác, vì đặc tánh phổ quát và tất yếu của
niềm tin này. Niềm tin Đức Chúa Trời thực hữu cũng là một niềm tin hữu lý vì bốn
lý luận:
a/. Sự hiện hữu của vũ trụ
b/. Trật tự lợi ích của vũ trụ
c/. Lòng khao khát của loài người
đi tìm Đức Chúa Trời
d/. Ý thức đạo đức trong mỗi người
Một số các nhà thần học còn nêu
lên một vấn đề chót nữa là niềm tin Đức Chúa Trời thực hữu là niềm tin rất tự
nhiên, một niềm tin tự nhiên cũng gần giống như một niềm tin hữu lý. Nhưng niềm
tin tự nhiên phù hợp với đạo đức bản tính của con người chứ không cần lý luận.
Tính tò mò của con người muốn đi
tìm nguyên nhân của mọi sự vật, muốn tìm chân lý tuyệt đối, cũng như ý thức
công bằng mà con người có để phán đoán sự vật chính là những dấu hiệu rõ dệt nhất
về sự thực hữu của Đấng Tạo Hóa nguyên lý của vũ trụ.