Kinh Thánh: Đa-ni-ên
2:19-28
Nhập đề:
Chúng ta đã học với
nhau về cuộc đời của tiên tri Đa-ni-ên trong nhiều tuần qua, với rất nhiều bài
học khác nhau về những con người Hê-bơ-rơ năm xưa, đã để lại sự khích lệ lớn
lao cho đức tin nơi Chúa trong những nghịch cảnh khổ đau, chúng ta cũng biết được
lý do thể nào Đức Chúa Trời đã dìu dắt ông cùng những người bạn kiên trung nơi
đất khách quê người.
Ngài chẳng bao giờ lìa
bỏ con cái Ngài bao giờ, Ngài cũng chẳng bao giờ để cho con cái Ngài đối diện
và chịu đụng một mình những gánh nặng trong cuộc đời.
Chính vì vậy, mà Chúa
Giê-xu một lần nữa đã cất cao lời mời gọi: Hỡi những kẻ mệt mỏi hãy đến cùng
ta, vì gánh ta nhẹ nhàng và ách của ta rễ chịu. Hãy học theo ta và...
Chúng ta đã biết thể
nào về mục đích của Ngài cho dân tộc của Ngài, và chẳng một con đường nào, cánh
cửa nào có thể đóng kín được Ngài, chẳng điều gì có thể dấu kín được Ngài.
Cách Đa-ni-ên đối diện
với nan đề và chia sẻ nan đề cho các bạn của mình (2:17)
Cách Đa-ni-ên cầu nguyện
và phương cách cầu nguyện ( kiên trì, bền bỉ, dâng điều khó và lớn)
Và bây giờ, cuộc đời
đang đầu lìa khỏi cổ, nhà sắp trở nên đống phân thì Đức Chúa Trời đã mở lối,
can thiệp và giải cứu tôi tớ của Ngài, nhậm lời cầu nguyện của Đa-ni-ên.
I/.
Khiêm Hòa Nhưng Cương Trực
Suốt từ đoạn 1 đến đoạn
2 của sách Đa-ni-ên, chúng ta thấy nhân cách và con người của Đa-ni-ên nổi bật
rất rõ trong mối quan hệ với con người và với Đức Chúa Trời.
Đầu tiên chúng ta phải
chú ý kể đến sự ôn nhu, khiêm hòa của Đa-ni-ên.
a.
Đồ ăn: 1: 6-9
Không chịu ô uế bởi đồ
ăn vua ban, không ăn nhưng không nói là: tôi không ăn, không ăn nhưng xin được
không ăn.
Chú ý từ : Đa-ni-ên xin
người làm đầu hoạn quan, chúng ta cảm thấy tưởng Đa-ni-ên yếu đuối ư? Không,
Đa-ni-ên không phải thuộc hạng người gió chiều nào che chiều ấy.
Điều mà Đa-ni-ên đã quyết
định trong lòng thì Đa-ni-ên sẽ không lay động, thay đổi. Nhưng Đa-ni-ên đã học
bài học hạ mình khiêm nhường đối với người không phải thuộc về Chúa, ông đã xin
chứ không miễn cưỡng, cứng đầu. Hay hống hách.
Có thể chúng ta cho rằng:
Đa-ni-ên chỉ cần cầu xin Đức Chúa Trời là đủ chứ không cần gì phải xin con người,
xin con người là khúm lúm, là yếu đuối.
Nhưng Đa-ni-ên không
khúm lúm cũng không yếu mềm trước cường quyền mà là thái độ khôn ngoan trong sự
dẫn dắt của Chúa.
Cảm ơn Chúa, Ngài đã
khiến Đa-ni-ên được ơn và thương xót trước mặt người làm đầu hoạn quan cho đồng
ý không ăn.
Đa-ni-ên 1:8 “ Xin” xuống
tới câu 12. Lại một lần nữa Đa-ni-ên dùng từ xin...người hoạn quan.
Đa-ni-ên 2:16 “ Xin
vua’’ cho ra hạn vài ngày để cầu nguyện với Chúa Toàn Năng.
Đa-ni-ên 2:17 “ Về nhà
Xin những người bạn cầu nguyện cùng mình”
Rất nhiều lần ông xin
thì đều được vua, quạn quan đồng ý và bạn mình được bầu bạn giúp đỡ.
Câu chuyện đám cưới: về
nhà nói chuyện với bố mẹ để cho cưới vợ.
Chúng ta cần xin Chúa
cho sự khôn ngoan để chúng ta cần phải ôn nhu lễ độ nhưng có lúc chúng ta phải
cần phê bình thẳng thắn và quở trách.
Đa-ni-ên 5:17-28 và Mác
6:18.
Nếu Đa-ni-ên là một người
Với tâm tình khiêm nhu,
tính tình cương trực ngay thẳng, Đức Chúa Trời
Cương trực ngay thẳng
trong lòng nhưng rất khôn ngoan và ôn nhu trong cung cách
Họ không hề thách thức
cho rằng mình thuộc về Chúa, họ cũng không chống đối hay ngang nhiên khước từ,
họ cũng không quỵ lụy sợ hãi, nhưng rất cứng rắn, cương trực ôn nhu và lịch sự.
I/.
Tỏ Lòng Biết Ơn Chúa ( 2:
Chúng ta thấy Chúa
trách dân Y-sơ-ra-ên năm xưa, chúng nó lấy môi miếng tôn kính ta, nhưng lòng
chúng nó cách xa ta lắm.
Bạn cho rằng: Ngợi khen
Chúa là vào ngày Chúa nhật ư? Bạn nghĩ sự ngợi khen Chúa chỉ giới hạn trong bài
thánh ca thôi ư? Không? Sự ngợi khen đẹp nhất đến từ nếp sống, nối sống và cách
sống của chúng ta bày tỏ có Chúa.
Dù bạn và tôi có ngợi
khen Chúa sáng sớm đến chiều tối mà sống không có ra sao thì sự ngợi khen Chúa
chỉ là tiếng kèn thổi hay chập chỏa vang tiếng mà thôi.
Sự ban cho, bố thí, hay
đức tin rời núi, hoặc ... nhưng không có tình yêu thương thì chẳng có nghĩa chi
hết.
Bạn ngợi khen Chúa mà
không yêu thương Chúa, không vâng theo tiếng Ngài thì làm sao nói yêu Chúa được.
Bạn ngợi khen Chúa
trong lúc nào? Mỗi Chúa nhật phái không? Đa-ni-ên đã ngợi khen Chúa ngay trong
ban đêm khi Đức Chúa Trời tỏ ra sự kín nhiệm cho ông, Đa-ni-ên đã ngợi khen
Chúa ngay cả...
Đa-ni-ên là một người
tri ân Chúa, tức là ông là người biết ơn Chúa, ngay khi Chúa nhậm lời ông thì tức
khắc ông đã ngợi khen Chúa.
Chúng ta mỗi khi được
Chúa ban ơn, nhậm lời và giải cứu thường quên mất Ngài phải không? Chúng ta sẽ
chạy đi vui vẻ và sung sướng về những điều Chúa làm cho mình mà quên đi ơn ấy
do ai và đến từ đâu.
10 người phung khi đến
với Chúa Giê-xu, tất cả đều được chữa lành nhưng chỉ có 1 người đến tạ ơn Ngài,
rồi Ngài hỏi: chín người kia ở đâu.
Chúng ta thường có
khuynh hướng quên rất nhanh vì bản chất con người là vô ơn, khi đã xong rồi thì
cũng đồng thời dứt đoạn, rút cầu.
Khi chúng ta dự lễ tiệc
thánh, một trong những điều mà Chúa căn rặn là: khi ăn bánh uống chén để nhớ đến
sự chịu khổ, hy sinh của Chúa Cứu Thế đã vì chúng ta mà chịu tan nát.
Sau khi Đa-ni-ên cầu
xin Đức Chúa Trời tiết lộ giấc mơ của Nê-bu-cát-nết-sa cho ông, ông đã có một
khải tượng về giấc mơ ấy. Lời cầu nguyện của Đa-ni-ên đã được nhậm. Trước khi
tìm đến A-ri-ốc để báo tin, Đa-ni-ên đã tìm thì giờ để tôn vinh Đức Chúa Trời về
tất cả những gì là khôn ngoan, quyền thế, tạ ơn Ngài vì đã nhậm lời khẩn xin của
ông. Bạn cảm thấy thế nào khi lời cầu nguyện của bạn được Chúa nhậm? Phấn khởi,
ngạc nhiên nhẹ nhõm? Lắm khi chúng ta tìm cầu Đức Chúa Trời bằng sự cầu nguyện,
nhưng sau khi được Ngài nhậm lời, chúng ta lại quá hăm hở vì phấn khởi mà quên
tôn vinh Đức Chúa Trời vì lời đáp lại của Ngài. Một khi lời cầu xin của bạn đã
được nhậm, hãy tỏ lòng tri ân tương xứng với thái độ kiên trì nhẫn nhục cầu
nguyện của mình.
III.
Mối tương giao của người thuộc về Chúa
1. Giữ gìn sự hiệp một với nhau trong
Chúa
Đa-ni-ên
và ba người bạn ở trên đất Ba-by-lôn, nói tiếng Ba-by-lôn, ăn thức ăn của người
Ba-by-lôn, học văn hóa của người Ba-by-lôn, làm việc cho người Ba-by-lôn, mang
tên người Ba-by-lôn, tất cả đều Ba-by-lôn nhưng họ vẫn là người của Đức Chúa Trời,
thuộc về Ngài.
Đa-n-ên
và ba người bạn cùng nhau đối diện với khó khăn, chia sẻ hoạn nạn và họ là người
hiệp nhất trong lúc đất nước của mình đang bị phu tù, họ hiệp một với nhau trong
hoàn cảnh đầy khó khăn. Họ biết nương dựa vào nhau và khích lệ nhau cùng nhau
bước đi, cùng nhau xây dựng đức tin cho nhau.
Họ
cùng nhau không ăn, điều gì xảy ra nếu chỉ có một mình Đa-ni-ên không ăn còn họ...
Họ
không chỉ cùng nhau chịu khổ để làm đẹp lòng Chúa mà họ còn là những người cùng
nhau cầu nguyện.
Đa-ni-ên
chia sẻ gánh nặng với Mục đích để họ cùng cầu nguyện với mình.
Hội
Thánh thời đầu tiên là Hội Thánh cùng nhau thờ phượng, cùng nhau cầu nguyện và
cùng nhau đi ra nữa.
Sự
hiệp nhất, sự đồng ý với nhau, thuận phục nhau tại đất Ba-by-lôn đã khiến họ có
sức mạnh lớn lao.
Trong
A-mốt nói rằng: hai người không đồng ý thì há đi chung một đường sao?
Hơn
bao giờ hết, HT đang bị ngày càng , chúng ta hãy học tập tấm gương của Đa-ni-ên
và ba người bạn hiệp nhất với nhau giữ gìn dây liên lạc hòa bình trong một Chúa
Thánh Linh.
Phao
lô nói: trong Chúa chúng ta cùng chung một dòng huyết, cùng ăn một thứ bánh
thiêng liêng và cùng chịu chung một phép báp tem.
Trong
Hội Thánh có nhiều chi thể nhưng có chung một thân, mỗi chi thể đều có giá trị
như nhau, chúng ta như chiếc bình để cho Ngài sử dụng hữu ích mỗi ngày.
Phao
lô nói với người Cô rinh tô rằng: Chớ phân rẽ nhau ra.
Họ
cùng nhau cầu nguyện cho nhau.
Đây
là hình ảnh đẹp nhất của HT, của người HVC với bầy chiên của Ngài.
Phao
lô ý thức được tầm quan trọng tối cần khi phải nhớ nhau và cầu nguyện cho nhau;
2. Họ có mối tương giao và nhận ý chủ
của Ngài.
Đối tượng của lời cầu
nguyện và đối tượng của sự ngợi khen là Đức Chúa Trời, Đấng tỏ ra sự kín nhiệm
là Đức Chúa Trời, tất cả do Đức Chúa Trời, nhờ Ngài mà đức tin và lời cầu nguyện
của ông được hiệu nghiệm.
Chính vì thế mà, chỉ có
người thuộc về Đức Chúa Trời mới có thể tương giao với Ngài mà thôi.
2:27 đứng trước mặt vua, Đa ni-ên ngay thẳng nói rằng:
các bác sĩ, thuật sĩ, đồng bóng và thầy bói đều vô ích mà thôi, vì sự bí mật
này thuộc về Đức Giê-hô va và chỉ những người thuộc về Ngài mới được Ngài giải
bày cho mà thôi.
Họ không thể biết được
sự kín nhiệm vì họ không thuộc về Đức Chúa Trời, họ không có mối tương giao với
Đức Chúa Trời.
Đa ni ên thuộc về Đức
Chúa TRời thì ông mới có thể tương giao trò chuyện vời Ngài.