Đề tài: ĐẠO QUÂN LỚN
Kinh Thánh: Ê-xê-chi-ên 37:1-10
Câu gốc: Ê-xê-chi-ên37:10
Nhập
đề:
Xin
thân ái gởi lời chào tới toàn thể quý ông bà anh chị em yêu dấu!
Hội
Thánh không phải im lìm như một nghĩa trang đầy xương khô như trong sách
Êxêchiên.
Trước
khi Ê-xê-chi-ên nói tiên tri, các xương khô im lặng và rời rạc. Nhưng khi gió
Thánh Linh thổi đến các xương bắt đầu khớp lại và có thịt mọc nên có da bao bọc
và con người đã sự sống lại.
Hội
Thánh có Chúa Thánh Linh là một Hội Thánh sống động.
Hội
Thánh có Chúa Thánh Linh ai nấy đều cầu nguyện, đều ngợi khen, đều cảm tạ.
Nếu
quý vị đến đầy ngồi lim dim ruồi đậu không đuổi thì quả thật tâm linh chúng ta
giống như nghĩa trang đầy xương khô rồi.
Thưa
Hội Thánh, hai tuần vừa qua, Chúa đã cho Hội Thánh học với đề tài: “
Phục Sinh Một Dân Tộc Bị Tàn Lụi ”
Chúng
ta thấy hai nguyên tắc rất quan trọng để cho đời sống theo Chúa đầy sinh lực và
Hội Thánh có kết quả, trái thường đậu luôn thì Hội Thánh cần phải quay về cách
trung thực với Lời của Đức Chúa Trời và chúng ta cần nhờ quyền năng của Chúa
Thánh Linh vận hành, cần có gió Thánh Linh thổi đến.
Hội
Thánh không có Chúa Thánh Linh là Hội Thánh bất năng, Hội Thánh chết, Hội Thánh
không có Chúa Thánh Linh là Hội Thánh không có sức lực để cứu người và nuôi
người.
Chính
vì vậy, chúng ta cần phải lắng nghe Lời của Chúa và nhờ quyền năng của Chúa
Thánh Linh thổi vào trong chúng ta và Hội Thánh Ngài một luồng sinh khí mới, để
chúng ta có thể sống phô bày vinh quang của Đức Chúa Trời cho thế gian tội lỗi.
Bắt
đầu từ tháng sau, chúng ta sẽ tiếp tục học sách Ê-chi-ên 47 với tựa đề: “
Dòng Suối Thiêng Ra Từ Đền Thờ Thánh” chúng ta sẽ đi qua ba bài giảng
trong phân đoạn Kinh Thánh hết sức quan trọng này.
Tháng
này, chúng ta còn một bài giảng nữa cũng trong phân đoạn Kinh Thánh này có tựa
đề: “ Sứ Giả Phục Hưng ”
Còn
hôm nay, chúng ta cùng lắng nghe bài giảng thứ ba trong phân đoạn của sách
Ê-xê-chi-ên 37 với tựa đề: “ ĐẠO QUÂN LỚN ”
Hội Thánh hướng lòng lên Chúa tôi xin được phép cầu
nguyện!
Thưa
Hội Thánh!
Mục
đích mà tôi muốn quý vị cùng học Lời của Chúa trong sách tiên tri lớn Ê-xê-chi-ên cùng với tôi là vì Sách Êxêchiên
được xếp vào thể loại sách tiên tri, và đây là một trong năm sách đại tiên tri
rất quan trọng. Chính Đức Chúa Trời đã kêu gọi Êxêchiên nói tiên tri khi dân
tộc sống trong cảnh áp bức, nô lệ, lầm than khi họ phải bị người Ba-by-lôn cai
trị, chiếm giữ vào năm 587 B.C.
Đức
Chúa Trời muốn dùng nhà đại tiên tri Ê-xê-chi-ên để rao truyền cho dân tộc đang
ở trong nỗi tuyệt vọng ê chề, không quyền lực không sức mạnh trở lại với sự hy
vọng và hướng về một tương lai rực rỡ.
Một
dân tộc đang mất lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời có thể được hồi sinh, sống
lại với sức lực và vinh quang của Chúa.
Làm
sao một dân tộc đã và đang bị tàn lụi có thể trở thành một đạo quân lớn được?
Thưa
quý vị! Loài người thì bất lực và tuyệt vọng, nhưng Đức Chúa Trời đã liên tục
chứng minh trong lịch sử và hiện tại rằng: “
chẳng có sự gì là khó quá cho Ngài cả.”
Chính vì thế đã
rất nhiều lần tiên tri Giê-rê-mi đã sống cùng thời với tiên tri Ê-xê-chi-ên đã
đưa ra cho một dân tộc đang bị phu tù rằng: “
Nầy, ta là
Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của mọi xác thịt; có sự gì khó quá cho
ta chăng?( Gie 32:27 )
Và
cũng ngay trong chương 32 Giê-rê-mi đã có câu trả lời từ Chúa rằng: “Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va! Chính Ngài đã dùng
quyền phép lớn và cánh tay giơ ra mà làm nên trời và đất; chẳng
có sự gì là khó quá cho Ngài cả.”( Gie 32:17 )
Quyền
năng của Đức Chúa Trời có thể thay đổi những cuộc đời tồi tệ nhất và những hoàn
cảnh vô vọng nhất. Không có gì là bất năng với Đức Chúa Trời cả.
Minh
họa: Tử cung của Sa-ra đã khô héo vẫn sinh được ra Y sác, Ma-ri chưa nhận biết
người nam nào, nhưng vẫn sinh ra Cứu Chúa, Ê-li-gia-bét đã già, chồng đã cao
tuổi vẫn sinh ra Giăng Báp tít, còn vô số người không có thì giờ để kể ra đây.
Tất cả đều chứng minh nó đến là do bởi quyền năng của Đức Chúa Trời mang lại.
Rất tiếc, nhiều con cái của Chúa ngày
nay xem Đức Chúa Trời chỉ như ông cụ già,
ốm, ho, chống gậy, nói hổn hển, thỉnh thoảng lại ho khụ khụ. Xin Chúa tha thứ
cho sự thiếu đức tin và lòng nghi ngờ của chúng ta.
Thưa
Hội Thánh!
Trở
lại với Êxêchiên
Tên
Ê-xê-chi-ên phần nào nói lên được sứ điệp và trọng trách ông đang mang trên
vai, ông cần đưa dân tộc đến chỗ kinh nghiệm được sức lực từ Đức Giê hô va.
Tôi
cho rằng: “ Tôi hiểu được lỗi khổ và khó
khăn, vất vả của nhà đại tiên tri Ê-xê-chi-ên trong khi phục vụ Chúa” Ông
phải phục vụ Chúa, phải nói tiên tri, phải rao giảng Lời của Chúa cho một dân
tộc đã mất lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời. ( Êxêchiên 37: 11c)
Không
ai muốn rao giảng và phục vụ cho những kẻ vô số đang ngã lòng và thất vọng phải
không?
Trong
khi phục vụ giữa dân sự đang ngã lòng, chán trường, bại xuội và bỏ cuộc.
Ê-xê-chi-ên đã kinh nghiệm được sức lực của Chúa ban cho.
Chính
vì thế mà tên của Ê-xê-chi-ên có nghĩa là: Sức
lực của Chúa. Hoặc là: Đức Giê Hô
Va làm cho mạnh mẽ.
Và
chúng tôi cũng đang đứng đây để làm công việc của nhà tiên tri Ê-xê-chi-ên đã
để lại, rao giảng cho một Hội Thánh của thời đại ngày nay đại đa số cũng đang
đánh mất lòng trông cậy thì nhiều lúc chán nản lắm.
Khi
vất vả nhiều ngày đêm soạn bài, đến khi sáng Chúa nhật ai cũng thờ ơ, nguội
lạnh, chẳng đón, cũng chẳng nhận, coi thường, xem nhẹ Lời của Chúa. Không gì
chán nản hơn cảm giác đó.
Trong
sách Công vụ 20:9 “ Một gã tuổi trẻ tên là Ơ-tích, ngồi trên cửa sổ,
ngủ gục trong khi Phao-lô giảng rất dài; và bị ngủ mê quá, nên từ tầng lầu thứ
ba té xuống, lúc đỡ dậy đã thấy chết rồi.”
Mặc
dầu như thế, nhưng chúng tôi vẫn tin chính Đức Chúa Trời sẽ ban sức lực cho kẻ
nhọc nhằn, thêm năng lực cho kẻ kém sức. Ngài sẽ cho chúng tôi nếm trải được
nỗi khổ, và cái khó của người giảng Tin Lành. Và chính Ngài cũng đã hứa rằng: “ chẳng trở về luống
nhưng, mà chắc sẽ làm trọn điều ta muốn, thuận lợi công việc ta đã sai khiến
nó.” (Es 55:11)
Làm
sao để bạn có sức lực của Chúa, làm sao chúng ta có thể sống và bước đi, trình bày
cho thế gian về một Đức Chúa Trời mạnh mẽ, đắc thắng và đầy sức sống?
Thưa
quý vị! Đức Chúa Trời không cứu chúng ta để rồi chúng ta phải lẻ loi, cô đơn và
sống trong một ốc đảo, đạo của Chúa là đi vào trong thế gian để trình bày cho
thế gian biết một Đức Chúa Trời hằng sống đang hiện diện, đạo của Đức Chúa Trời
được đem vào trong thế gian như là ngọn đuốc soi trong đêm tối. Chúng ta không
phải ngồi cô đơn một mình, đọc kinh, lần chàng hạt. Cũng không phải ẩn mình
trong những hang hố, tóc tai bù xù, móng chân móng tay dài, quần áo thì nát
bươm. Chúa không ấn định cho con cái của Ngài như vậy.
Ngài
muốn con cái của Ngài có vui hưởng sự sống thiêng liêng của Chúa bam cho và rao
truyền đem sự sống ấy ra cho thế giới.
Đừng
sống cuộc đời Cơ Đốc thụ động, Đức Chúa Trời chúng ta đang thờ phượng là Đức
Chúa Trời năng động, vận hành, và Ngài là thống soái, danh hiệu của Ngài là Giê
Hô Va Cờ Xí Nít Si.
Đây
chính là bài học mà chúng ta cần học đây:
Đạo
quân lớn là đạo quân lớn mạnh là tất cả những người trong đội quân đó đều có
thể Đứng Dậy.
Hành
động “ Đứng Dậy” là muốn nói lên tinh thần sẵn sàng, quyết tâm, không còn uể
oải, miễn cưỡng nữa.
Đạo
quân lớn không phải một nửa mạnh, một nửa yếu, không phải một vài người đứng
dậy, mà tất cả đều đứng dậy.
Trong
sách Các Quan Xét 20 ký thuật lại sự tranh chiến của Y-sơ-ra-ên với thành Ghi-bê-a.
Câu 8 của sách Các Quan Xét 20 có ghi lại rằng: “ Cả dân sự đứng dậy như một người ”
Cả
dân sự cùng nhất chí, cả dân sự cùng đi lên, cả dân sự cùng quyết tâm, không một
người nào uể oải, không ai run sợ, tất cả đều can đảm, và Chúa đã cho cả dân sự
đắc thắng lẫy lừng. Không phải là một người đứng dậy, mà cả dân sự đứng dậy như
một người.
Đây
chính là điều mà Hội Thánh cần phải học theo, bước tới!
Cả
dân sự cần biết đứng dậy sẵn sàng, quyết chiến, không uể oải, miễn cưỡng khi
tham gia vào trận chiến.
Khi
Ghê-đê-ôn thống lãnh đạo quân để đánh dân Ma-đi-an, ban đầu số người ra đầu
quân ra nhưng qua sự thanh lọc thì có tới Hai vạn hai ngàn người bèn trở về vì họ là những người sợ hãi run rẩy.
Sự thanh lọc lần thứ hai cuối cùng còn có 300
người, nhưng 300 người ấy là những kẻ gan dạ và can đảm, không uể oải mà luôn
sẵn sàng, quyết chiến với kẻ thù.
Hội Thánh của Chúa cần phải là những đạo quân biết
đứng dậy cách mạnh mẽ, can đảm, không nhát sợ, không uể oải, không thối lui,
không chùn bước.
Những ngày chúng ta kiêng ăn chúng ta đã đang
theo học sách Nhã ca đến nay đã đến chương 3.
Chúng ta biết thấy mối tình tuyệt đẹp của chàng
chăn chiên với nàng Su-la-mít. Chuyện tình đẹp này nói lên tình yêu của Cứu
Chúa dành cho Hội Thánh của Ngài. Cứu Chúa Giê xu là chàng rể luôn nhìn nàng
dâu của Ngài là Hội Thánh luôn đẹp như mặt trăng, tinh sạch như mặt trời.
Kế đến chương 6 chúng ta sẽ thấy SALÔMÔN TÁN TỈNH
NÀNG SULAMÍT.
“ Hỡi bạn tình ta, mình xinh đẹp như Thiệt-sa,
Có duyên như Giê-ru-sa-lem,
Đáng sợ khác nào đạo quân giương cờ xí.” ( Nha ca 6:4 )
Có duyên như Giê-ru-sa-lem,
Đáng sợ khác nào đạo quân giương cờ xí.” ( Nha ca 6:4 )
"Đáng sợ khác nào đạo quân giương cờ
xí". Một đạo quân giương cờ là một đạo quân chiến thắng khải hoàn, Salômôn
sánh Sulamít với đạo quân đó. Không những đẹp đẽ nàng cũng mạnh mẽ, vô địch
bách chiến, bách thắng. Trải qua các đời, Hội Thánh của Chúa đã đắc thắng tội
lỗi, ma quỉ, mọi cám dỗ, để giữ cuộc đời thánh khiết của mình giữa hoàn cảnh
nguy nan hơn hết, Hội Thánh là một đạo quân đáng sợ, lúc nào cũng giương cờ.
Chúa Giê xu đã từng công bố rằng: “ các cửa âm phủ chẳng thắng được hội đó.”
(Mat 16:18 )
Có
lời của bài thánh ca như một lời hiệu triệu và kêu gọi cho đoàn quân tinh nhuệ
của Chúa rằng: “ Hãy đứng lên qua sông
Giô đanh đi vào miền đất Chúa đã hứa ban, chẳng lo sợ khi Giê Hô Va ở cùng khắp
nơi nao ta đi qua, cháy trong tim lòng nhiệt thành và dâng tuổi xuân sống cho
vua Giê xu. Vượt gian lao tiến lên phía trước, Chúa đang đón chờ”
Sông
Giô đanh sẽ không rẽ ra nếu chúng ta đội quân tinh nhuệ nhát sợ. thời điểm vượt
sông Giô đanh là thời điểm nước đang dâng tràn, rất khó đi qua. Nhưng chúng ta
là những vị anh hùng trong đoàn quân giao ước hãy cùng nhau dục dã, thôi thúc:
Hãy tiến lên phía trước, đừng nhát sợ, đừng run sợ trước những khó khăn phía
trước. Chúa đang ở phía trước, Ngài đang đón chờ chúng ta.
Minh
họa: Trong Kinh Thánh có vô số những nhân vật, những sự kiện, những con người,
từ Cựu Ước cho đến Tân Ước, Chúa đề cập rất nhiều đến việc họ phải đứng dậy.
Chúa
đã nói với Áp-ra-ham rằng:
Ngài
không muốn Áp-ra-ham cứ ngồi lì, rồi phó mặc cho điều gì nó đến thì đến. Nhưng
Chúa muốn Áp-ra-ham hành động, khởi đầu của hành động là đứng dậy, sự đứng dậy
của Áp-ra-ham để đo bề dài, bề ngang của xứ là hành động đức tin.
Chúa
muốn Hội Thánh cần phải biết đứng lên, hành động, sử dụng đức tin để chiếm xứ
cho Chúa.
Dan 11:32 32
Dân sự đứng dậy lượm những cút trong ngày đó, đêm
đó và trọn ngày sau; ai lượm ít hơn hết có mười ô-me [†]
Gios 1:2 2 Môi-se,
tôi tớ ta, đã chết; bây giờ ngươi và cả dân sự nầy hãy đứng dậy
đi qua sông Giô-đanh, đặng vào xứ mà ta ban cho dân Y-sơ-ra-ên.
Mat 8:26 26 Ngài
phán rằng: Hỡi kẻ ít đức tin kia, cớ sao các ngươi sợ? Ngài bèn đứng
dậy, quở gió và biển; thì liền yên lặng như tờ.
II/. Đạo Quân Lớn Là Đạo Quân Hiệp Lại
Làm Một ( 37:10c)
Các
con cái Chúa được mô tả như xương khô rời rạc từng cái. Không một xương nào kết
hợp với xương nào. Các xương đều độc lập và rời rạc. Những xương khô này nằm
trong một thung lũng.
Nhiều
Cơ Đốc nhân chết và khô, ở rải rác và rời rạc. Không ai liên kết với ai cả.
Chúa đến để giải cứu chúng ta qua việc nói tiên tri lời Ngài. Khi Ê-xê-chi-ên
nói tiên tri, các xương họp lại với nhau rồi gân, thịt và da bao phủ chúng.
(37:10).
Trước hết các xương trở thành một thân thể. Sau đó hơi thở vào trong các xương
và chúng sống. Khi đứng lên, chúng trở thành một đạo quân cực kỳ vĩ đại để đánh
trận cho Đức Chúa Trời. Các xương trở thành đạo quân chiến đấu nơi chiến trường
và cuối cùng chúng trở thành nơi cư ngụ của Đức Chúa Trời để bày tỏ Ngài. Quân
đội là thế lực thống trị để đối phó với kẻ thù của Đức Chúa Trời và nơi cư ngụ
là để bày tỏ hình ảnh của Ngài. Nhờ hơi thở của Linh, Đức Chúa Trời được bày tỏ
và kẻ thù của Ngài bị xử lý.
Họ
đứng lên trên chân mình và họp lại thành một đạo quân để đánh trận cho Đức Chúa
Trời. Điều này cũng khiến Đức Chúa Trời có nền tảng để xây dựng họ với nhau
thành nơi cư ngụ của Ngài. Quân đội và ngôi nhà hoàn thành mục đích hai mặt của
Đức Chúa Trời để xử lý kẻ thù và bày tỏ hình ảnh của Đức Chúa Trời. Hình ảnh và
quyền cai trị xuất hiện là nhờ hơi thở của Linh.
Vì
sách truyền đạo đã dạy cho chúng ta bài học giá trị thực tế rằng:
“ khốn thay cho kẻ
ở một mình mà sa ngã, không có ai đỡ mình lên!” ( Truyền Đạo
4:10)
đạo
quân lớn sẽ vô dụng khi chỉ biết nằm bất động, đạo quân lớn sẽ vô dụng khi nằm
rời rạc mỗi nơi một người.
Ngài
không cứu chúng ta để chúng ta dấy lên và sáng lòe ra vì vinh quang Đức Giê hô
va đã mọc.
Xin
thân ái gởi lời chào tới toàn thể quý ông bà anh chị em yêu dấu!
Hội
Thánh không phải im lìm như một nghĩa địa đầy xương khô như trong sách
Êxêchiên.
Trước
khi Ê-xê-chi-ên nói tiên tri, các xương khô im lặng và rời rạc. Nhưng khi gió
Thánh Linh thổi đến các xương bắt đầu khớp lại và có thịt mọc nên có da bao
bọc.
Hội
Thánh có Chúa Thánh Linh là một Hội Thánh sống động:
Hội
Thánh có Chúa Thánh Linh ai nấy đều cầu nguyện, đều ngợi khen, đều cảm tạ.
Nếu
quý vị đến đầy ngồi lim dim ruồi đậu không đuổi thì quả thật tâm linh chúng ta
giống như nghĩa trang đầy xương khô rồi.
Tuy
nhiên, những buổi nhóm của chúng ta không nên giống như một nghĩa trang.
Khi
chúng ta đến nhóm, nên có “tiếng động và... sự rung chuyển”. Khi Linh là gió
thổi trên chúng ta, làm sao chúng ta có thể im lặng được? Những buổi nhóm của
chúng ta nên đầy những tiếng động đúng đắn. Nên có tiếng động thích đáng khi
mọi người đều nói, mọi người đều cầu nguyện, mọi người đều ngợi khen và mọi
người đều cảm tạ. Các Thi Thiên bảo chúng ta hãy tạo những âm thanh vui mừng
cho Chúa (66:1; 81:1; 95:1-2; 98:4, 6; 100:1).