Đề
tài: Phục Sinh Một Dân Tộc Bị Tàn Lụi
Kinh
Thánh: Ê-xê-chi-ên 37: 1-10
Nhập
đề:
Ba
nhà đại tiên tri sống cùng thời với nhau là: Giê-rê-mi, Đa-ni-ên và
Ê-xê-chi-ên.
Ba
nhà tiên tri này đã có đời sống như những chòm sao sáng chiếu sáng trong bầu
trời đen tối.giữa những xa hội, chính trị văn hóa đầy xáo trộn và hôi hám,
nhưng đức tin và cung cách sống của họ quả thật giống như muối của đất.
Công
vụ của ba nhà tiên tri này rất quyền năng và tất cả đều đã để lại trong những
trang sử oai hùng vượt thời gian.
Giê-rê-mi
có biệt danh là tiên tri của nước mắt, ông hầu việc Chúa giống như Phao lô có
nhiều nước mắt. Thậm chí cả ông đã thốt lên trong ca thương rằng: Nước mắt tôi
tuôn trào giọt lệ.
Đa-ni-ên
có biệt danh là tiên
Còn
Ê-xê-chi-ên là tiên tri có sứ mạng phục hưng.
Vào
năm 587 TC. Dân Y sơ ra ên đã bị bắt làm phu tù, và hết thảy đang trong tình
trạng ngã lòng, bại xuội và
Trong
Ê-xê-chi-ên 37: chúng ta thấy Ê-xê-chiên mô tả tình trạng vô cùng thất vọng của
dân sự. Dân sự đã mất lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời.
Thưa
quý vị!
Không
ai muốn phục vụ cho một dân tộc đã bại xuội và mất lòng trông cậy, không ai
muốn phục vụ một cộng đồng mà sự chết đang bủa vây, không ai muốn phục vụ Chúa
trong Hội Thánh chỉ toàn bàn đến chuyện lùi bước, và sợ hãi bỏ cuộc.
Tuy
dân sự của Chúa đang trong tình trạng nản lòng, héo tàn, khô héo như những khúc
xương khô.
Nhưng
Ê-xê-chi-ên không hề bỏ cuộc, chán nản, hay ngã lòng theo.
Ngược
lại, Ê-xê-chi-ên nhận thấy rõ trọng trách và sứ mạng của mình khi được Chúa
giao phó đó là đem sự hy vọng vào nơi thất vọng, đem ánh sáng vào trong đêm
tối, đem phục hưng vào trong chỗ chết.
Ngay
giữa bầu không khí trầm lặng, khô héo như những khúc xương khô, nằm bất động,
vô giá trị thì Ê-xê-chi-ên đã cậy ơn Chúa là người đem cơn phục hưng cho cộng đồng
của mình.
Đây
cũng chính là điều chúng ta được Chúa đang gọi mời, hiệu triệu để đem sự sống
của Ngài vào trong thế giới hư vong này.
Chúng
ta cần phải sống mạnh mẽ,
Gia
cơ bảo rằng: Ê-li vốn là người yếu đuối như chúng ta, nhưng khi nhìn vào con
người và chức vụ của ông. Chúng ta thấy ông quả thật đã phục vụ Chúa giống như
những cơn gió lốc thổi qua các triều đại có tôn giáo mà không có Đức Chúa Trời.
Làm
sao bạn có được sự mạnh mẽ giữa một dân tộc đang bại xuội và ngã lòng?
Làm
sao bạn có thể trở nên những sứ giả phục hưng, đem lại sự phấn hưng cho Hội
Thánh của mình?
Ê-xê-chi-ên có nghĩa là sức lực của
Chúa hay còn gọi là Đức Giê Hô va là sức lực của tôi.
Bạn
và tôi không thể có sực lực để sống và phục vụ trong một cộng đồng như những
hài cốt khô.
Nhưng
chúng ta có sức lực của Chúa, chúng ta có sức mạnh của Chúa, chúng ta có Đức
Giê Hô Va
là Đấng mạnh sức.
Chúng
ta đừng bỏ chạy khỏi cộng đồng của mình, đừng tìm cách chạy chốn nan đề, hay
nhờ sức toàn năng của Ngài mà chiến thắng mọi nan đề, khó khăn và trở ngại
trong đời sống của mình.
Nhiều
Cơ Đốc nhân theo Chúa bao nhiêu năm mà vẫn sống vật vờ, nửa sống nửa chín, nửa
Đức Chúa Trời, nửa người, nửa đạo nửa đời.
Đáng
lý, đời sống của họ đã trở lên như những cơn gió mát thổi trong mùa hè oi bức,
đáng lẽ họ giống như hơi ấm mang lại sự bao bọc cho người xung quanh, đáng lẽ
họ trở nên như những vì sao sáng chiếu sáng trong đêm trường lạnh lẽo.
Nhưng
họ sống bại xuội, thất bại và chẳng có sức lực nào của Chúa hết.
Trở
lại với khúc Thánh Kinh này,
I/. Lời Đức Chúa Trời làm sống lại một
dân tộc đã bị tàn lụi
Đức
Chúa Trời đã đưa nhà đại tiên tri Êxêchiên vào một thung lũng đầy xương khô của
người chết đã lâu lắm rồi, và tất cả đều đã khô rồi. Những bộ xương khô nằm rải
rác khắp trên mặt đất. Rồi Ngài dắt ông đi xung quanh những hài cốt đó và Ngài
phán: “Hỡi con người, những hài cốt nầy
có thể sống chăng? Ta thưa rằng: Lạy Chúa Giê-hô-va, chính Chúa biết điều đó!”
(Êxêchiên 37: 3)
Trước
hết, Đức Chúa Trời cho nhà tiên tri Êxêchiên
thấy được tình trạng của những xương khô đã nằm trong thung lũng đó và tình
trạng của nó đã bị khô đét. Nó giống như những khúc củi khô cong nằm ngoài trời
chẳng ai đụng đến và trở nên vô giá trị.
Động từ “ hài cốt khô” là để nói lên tình trạng
chết chóc, “ hài cốt khô” là tình trạng “ mục nát”, “ hài cốt khô” đã trở thành
vô dụng, không còn giá trị nữa. Những hài cốt khô này cũng giống như muối đã bị
mất mặn và trở nên vô giá trị, bị người đời chê cười mà thôi.
“ Hài cốt khô” đây là biểu tượng và tình trạng
của dân tộc Y-sơ-ra-ên: “Ngài phán
cùng ta rằng: Hỡi con người, những hài cốt nầy, ấy là cả nhà Y-sơ-ra-ên.
Nầy, chúng nó nói rằng: Xương chúng ta đã khô, lòng trông cậy chúng ta đã mất,
chúng ta đã tuyệt diệt cả! 12 Vậy, hãy nói
tiên tri, và bảo chúng nó rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Hỡi dân ta, nầy,
ta sẽ mở mồ mả các ngươi, làm cho các ngươi lại lên khỏi mồ mả, và ta sẽ
đem các ngươi về trong đất của Y-sơ-ra-ên.” ( 37:11-12)
Một dân tộc giống như những hài cốt khô, một dân
tộc trở nên vô giá trị, không còn sự sống nữa.
Một dân tộc có tiếng là sống nhưng thực ra là đã
chết, đức tin của họ đã chết, lòng trông cậy cũng đã mất.
Đây chính là hình ảnh và tình trang của Hội Thánh
Sạt-đe:
Đức Chúa Trời đã phán cho Hội Thánh Sạt-đe rằng: “ Nầy là lời phán của Đấng có
bảy vị thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao: Ta biết công việc ngươi; ngươi có tiếng là sống, nhưng mà là chết.” ( Khải Huyền 3:1).
Một Hội Thánh có
tiếng là đang sống mà thực ra đã chết.
Hội Thánh Sạt-đe
có thể được tọa lạc trên một thành phố giàu có và đông đúc người ở, Hội Thánh
Sạt đe có vẻ đẹp bề ngoài, nhưng lại băng hoại ở bên trong. Tình trạng thuộc
linh của Hội Thánh Sạt đe là đã và đang dãy chết, họ có sự thờ phượng, nhưng họ
lại không thực hành nếp sống thờ phượng của họ.
Họ có sự tích cực
mộ đạo ở bề ngoài qua những công việc nhưng đời sống bên trong thì tràn ngập
tội lỗi, việc làm xấu xa, sống trong sự ô uế.
Đức Thánh Linh đã
không có bất cứ một lời khen nào dành cho Hội Thánh này cả.
Sự dãy chết thuộc
linh đang xâm chiếm các Hội Thánh khắp nơi, giống như những hài cốt khô trong
sách Ê-xê-chi-ên kia. Tình trạng thuộc linh của Hội Thánh đang thực sự đã chết.
Hội Thánh không còn là nơi để qua đó Đức Chúa Trời dùng đem sự sống của Ngài
cho thế gian nữa.
Hội Thánh là nơi
tập hợp, ngồi lại để buôn bán, trao đổi, và giữ lễ. Hội Thánh là nơi họ chia
bè, chia cánh, nói xấu, mượn đạo tạo đời, họ đã biến Hội Thánh của Đức Chúa
Trời thành câu lạc bộ, thành những đống xương khô.
Hội Thánh không
còn gọi là Hội Thánh của tình yêu thương nữa.
Hội Thánh không
còn đi ra cứu người nữa.
Hội Thánh không
còn sự sống, không có Chúa hiện diện và để Chúa làm chủ nữa.
Vậy thì, anh chị
em nhóm lại mà làm chi? Có ích chi đâu? Nếu anh em và tôi loại Chúa ra khỏi mọi
sinh hoạt và đời sống của chúng ta.
Lời của sứ đồ Phao
lô cảnh cáo chúng ta mà rằng: “ anh em khinh bỉ Hội thánh của Đức Chúa Trời, Tôi nên nói chi với anh
em? Có nên khen anh em không? Trong việc nầy tôi chẳng khen đâu.” ( I Co 11:22 ).
Tôi ở đây để kêu
khóc cho vị Tân Lang của chúng ta là Cứu Chúa Giê xu yêu dấu về tình trạng cô
râu của Ngài đang mặc áo xa hoa, lộng lẫy. Nhưng đầy tội lỗi và ô uế.
Tôi ở đây để kêu
khóc cho những ngôi mộ trắng bề ngoài nhưng bên trong đã bị mục nát, thối tha,
dơ dáy.
Trong Kinh Thánh,
Chúa Giê xu suốt trong hơn 33 năm trên đất của Ngài, trong suốt 3 năm khi Ngài
thi hành chức vụ trên đất.
Ngài đã đối diện
với những Ngôi mộ tô trắng bề ngoài, nhưng bên trong thì mục nát và thối rữa.
Đó là hạng người Pha-ri-si là những người giả hình.
Bề ngoài cũng có
tiếng là sống nhưng bên trong thì chết.
Bề ngoài có đạo,
lời nói rất hay nhưng bên trong thì gian ác, chất chứa đầy những nọc độc của
rắn hổ mang.
Môi miệng thì giúp
đỡ Đức Chúa Trời nhưng việc làm thì lại phá hại.
Ma quỷ đang xây
dựng loại Hội Thánh giả hình, Ma quỷ đang xây dựng những cỏ lùng và nó cố gắng
làm cho càng nhiều người giả hình trong Hội Thánh càng tốt, càng nhiều cỏ lùng
càng tốt. Vì chính những cỏ lùng và sự giả hình sẽ giết chết Hội Thánh.
Và đây là lời quở
trách: “ Khốn cho các ngươi,
thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! Vì các ngươi giống như mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp, mà bề trong thì đầy xương
người chết và mọi thứ dơ dáy.” (Ma-thi-ơ 23:27 )
Sống suốt cuộc đời
làm Cơ Đốc nhân chỉ như phô trương cho người ta biết mình có đạo, có tôn giáo
Tin lành mà thôi mà không có Chúa và không biết Ngài thực sự thì chẳng khác gì
chỉ rửa mặt ngoài của cái chén mà thôi.
Sứ đồ Phi-e-rơ đưa
ra một lệnh truyền rằng: “ nhưng
hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng mình.”
( IPhi 3:15 )
Không phải tôn
Đấng Christ vào ngày Chúa nhật mà thôi, không chỉ tôn Đấng Christ bằng môi
miệng mà thôi, cũng không phải chỉ tôn Đấng Christ ở bề ngoài mà là tôn Ngài
làm Chúa, làm thánh trong lòng của mình.
Tác giả của
Thi-thiên số 51: 6 nói lên được điều Chúa muốn rằng: “ Nầy, Chúa muốn sự chân thật nơi bề trong;” ( Thi-thiên 51:6 )
Quý vị và tôi đang
để Chúa ở đâu trong đời sống chúng ta?
Quý vị và tôi đang
sống cho mình hay cho Chúa? Nếu chúng ta đang sống cho chúng ta thì chính chúng
ta mới là Chúa của chúng ta.
Chúng ta cần phải
có sự sống thật, cần có Chúa thực sự, cần biết Chúa rõ ràng, cần được cứu rỗi
thật sự, cần tái sanh thật sự.
Thưa quý vị!
Nếu hôm nay, chúng
ta được Chúa dắt đưa đi vào trong thung lũng đầy hài cốt, và đứng trước những
hài cốt khô đó, chúng ta phải làm gì?
Nếu tâm linh của
chúng ta đang ở trong tình trạng dãy chết, chúng ta phải làm gì với những đống
hài cốt khô đó. Làm sao để đời sống của chúng ta có thể sống lại và sống một
cuộc đời hoàn toàn mới?
“ Ngài bèn phán
cùng ta rằng: Hãy nói tiên tri về hài cốt ấy, và bảo chúng nó rằng: Hỡi hài
cốt khô, khá nghe lời Đức Giê-hô-va.”
Nghe ở đây không
phải là nghe tin tức về những cuộc chiến xảy ra mỗi ngày ở trên đài báo, ti vi,
hay cũng không phải nghe những dân ca, và nhạc cổ truyền, cũng không phải nghe
những chuyện huyễn giống như chuyện bịa của những người đàn bà xấu nết.
Đức Chúa trời đưa
ra mệnh lệnh cho đống xác khô rằng: Hãy nghe Lời của Đức Chúa Trời, chỉ có Lời
của Đức Chúa Trời mới có quyền năng để phục hồi, chỉ có Lời của Đức Chúa Trời
mới sinh ra sự sống, chỉ có Lời của Đức Chúa Trời mới sinh ra đức tin mà thôi,
chỉ có Lời của Đức CHúa Trời ban cho con người hy vọng trong chỗ tuyệt vọng.
Hỡi những hài cốt
khô, khá nghe lời Đức Giê hô va.
Hội thánh đang
sống trong giả hình, hội thánh đang đầy những tảng đá ngầm ghen ghét, đời sống
tâm linh đang chết bởi vì cớ chúng ta không có nghe Lời của Đức Chúa Trời nữa.
Nghe ở đây không
chỉ là nghe bằng tiếng nói, nghe bài giảng vào ngày Chúa nhật, nghe Kinh Thánh
mà nghe ở đây chính là sự bao hàm của việc làm theo Lời Chúa.
Buổi sáng hôm nay,
tôi kêu gọi quý vị và chính tôi rằng: “Hỡi
hài cốt khô, khá nghe lời Đức Giê-hô-va.”
Tâm linh và đời
sống của tôi với quý vị đang bị dãy chết vì cớ chúng ta đã khinh Lời của Đức
Chúa Trời.
Đây chính là điều
mà dân Y sơ ra ên đã thất bại và sa ngã. Họ đã khinh thường, và bỏ Lời của Đức
Chúa Trời.
Vì cớ họ đã “ Ta đã
chép lệ luật ta cho nó một vạn điều, nhưng nó coi như
chẳng can gì đến mình.” ( Os 8:12 ).
Đức Giê xu chỉ
thẳng vào mặt của những kẻ giả hình Pha-ri-si rằng: “ Như vậy, các ngươi đã vì lời truyền khẩu mình mà bỏ lời Đức Chúa Trời.” ( Mat 15:6 ).
“
Ấy là thần
linh làm cho sống, xác thịt chẳng ích chi. Những lời ta phán cùng các ngươi đều
là thần linh và sự sống.” ( Gi 6:63 )
Có phải đời sống
của chúng ta đang chất chứa đầy dẫy xác thịt, xác thịt chẳng ích chi, xác thịt
sanh ra sự chết nhưng chỉ có Lời của Đức Chúa Trời mới đem lại sự sống mà thôi.
Đức CHúa Trời đã
dung lời phán của Ngài để tạo dựng nên vũ trụ này, Ngài đã phán với một người
trai trẻ đã chết trong mồ ba ngày trở sống lại, ngôi mộ đã có mùi, mùi thịt
thối rửa. Nhưng Lời phán của Đức Chúa Giê xu được phóng thích ra và lời ấy đem
lại sự sống, sự chết đã bị đẩy lùi.
Lời của ĐỨc Chúa
Trời là Lời đầy quyền năng, gió cũng phải vâng lời, cơn bão dữ dội cũng phải
vâng lời, người bị quỷ ám sống tại nghĩa địa có sức mạnh không ai trị phục
được. Nhưng đứng trước Chúa Giê xu và lời của Ngài đã cởi trói cho họ.
Tại sao chúng ta
ngu dại hơn các cơn bão, tại sao chúng ta ngu dại hơn con cá đã nuốt Giô na,
tại sao chúng ta ngu dại hơn con lừa con mà Chúa đã cỡi.
Sứ đồ Phao lô kết
thúc bức thư Cô-lô-se với lời yêu cầu và mong ước rằng: “ Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan “ ( Co 3:16 )
Trong lòng của
chúng ta đang đầy dẫy mùi của sự chết, ghen ghét và cay đắng đang chiếm hữu
chúng ta, điều đó chỉ sanh ra sự chết mà thôi. Nhưng nếu lòng chúng ta đầy dẫy
lời của Đức Chúa Trời điều đó sẽ sanh chúng ta sự sống, và sự sống dư dật.
Có phải cuộc đời
chúng ta như đống rác rưởi, đống phế thải, có phải đời sống chúng ta như những
đống xương khô, bên trong đầy dẫy mồ mả?
Tác giả Thi 119:50 “ Lời
Chúa làm cho tôi được sống lại,”
Thi 119:93 93
Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa,
Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống.
II/. Thánh Linh Đức Chúa Trời làm cho
Phục Sinh một dân tộc bị tàn lụi
Chúng
ta đọc tiếp mạnh văn như sau:
“ Bấy giờ Ngài phán cùng ta rằng: Hỡi
con người, hãy nói tiên tri cùng gió; hãy nói tiên tri và bảo gió rằng: Chúa
Giê-hô-va phán như vầy: Hỡi hơi thở, khá đến từ gió bốn phương, thở trên những
người bị giết, hầu cho chúng nó sống. 10 Vậy
ta nói tiên tri như Ngài đã phán dặn ta, và hơi thở vào trong chúng nó; chúng
nó sống, và đứng dậy trên chân mình, hiệp lại thành một đội quân rất lớn.” ( 37:9-10)
Như
vậy gió ở đây là gì? Gió ở đây chính là đang nói về Đức Thánh Linh, vì gió là
biểu tượng của Đức Thánh Linh.
CÁC
BIỂU TƯỢNG CỦA ĐỨC THÁNH LINH:
1.
Nước: Nước làm
cho màu mỡ, Nước làm cho tươi mới; Nước làm cho sạch; Người tín đồ đầy dẫy Đức Thánh Linh như cây
trồng gần bên dòng nước chảy. Thi 1:3.
2.
Lửa: Lửa soi
sáng; Lửa nung đốt; Lửa tẩy sạch;
3.
Gió: Gió làm sống
lại;
4.
Dầu: Dầu biệt
riêng; Dầu chữa lành;
5.
Chim bồ câu: Bồ
câu rất hiền lành,dịu dàng;
Êxêchiên
vâng theo lời Đức Giêhôva nói tiên tri thì liền có động đất những xương nhóm
lại với nhau. Ta nhìn xem thấy những gân và thịt sanh ra trên những xương ấy có
da bọc lấy. Hình dạn thể xác nầy thật giống như khi xưa Ađam được Đức Chúa Trời
lấy đất nắn nên thân hình đẹp đẽ nhưng chưa có sự sống, Ngài bèn hà sanh khí
vào lỗ mũi. Ađam bèn trở nên loài có sanh linh. (Sáng 2:7)
Gió
chỉ về Thánh Linh vô hình không thấy được thật là mầu nhiệm và mạnh mẽ. Ngài
ngự vào lòng một người nào thì người ấy trở nên người sống động mạnh mẽ và
phước hạnh không còn là xương khô trong trũng nữa.
Trong
khi Chúa Jêsus bị bắt và bị đóng đinh trên thập tự giá, các sứ đồ và môn đồ đều
hồn xiêu phách lạc, tâm cang khối loạn, ai nấy chạy trốn như người chết. Nhưng
lạ lùng thay khi Chúa sống lại thì họ được sự an ủi từ nơi Chúa bớt sợ sệt. Lạ
thay đến ngày lễ Ngủ Tuần các môn đồ vâng theo lời Chúa cầu nguyện trên phòng
cao Đức Thánh Linh hiện đến như gió thổi ào ào có lưỡi bằng lửa hiện ra đậu
trên mỗi người trong họ hết thảy đều đầy dẫy Thánh Linh nói các thứ tiếng khác
theo như Thánh linh cho mình nói. (Công vụ 2:1-2) Một buổi chiều Phierơ giảng
đạo có 3000 người trở lại cùng Chúa? Há chẳng phải là do nơi quyền năng Đức
Thánh Linh sao?
Bác
sĩ Tống Thượng Tiết là một sứ giả phục hưng, khi ông đi đến đâu, giảng ở nơi
nào ở tại đó sự thức tỉnh thuộc linh, có sự phục hưng lớn xảy ra.
Chính
ông đã sáng tác bài thánh ca rất hay có lời:
Tôi xin gió
Thánh Linh, Gió Thánh Linh vô lòng;
Jê-sus ôi,
xin Ngài đoái ban hơi sống;
Tôi xin gió
Thánh Linh, Gió Thánh Linh vô lòng;
Jê-sus ôi,
xin hà Thánh Linh vô lòng.
Chúng
ta đang sống trong thời đại của Chúa Thánh Linh.
Hội
Thánh không có Chúa Thánh Linh là Hội Thánh chết,
Hội
Thánh không có Chúa Thánh Linh thì Hội Thánh chỉ còn là một tổ chức xã hội mà thôi.
Ngày
nay, Hội Thánh đang giống như Hội Thánh Sạt-đe, giàu có bề ngoài nhưng bên
trong tâm linh thì dãy chết, giàu có vật chất mà tâm linh, nghèo thiếu, đui mù
và lõa lồ.
Câu
chuyện: Một ông Mục sư trước khi giảng: thì ông có một câu hỏi: Đức Chúa Trời
có mấy ngôi.
Bà
cụ tín đồ ở cuối nhà thờ dơ tay lên và phát biểu: Dạ, thưa Ms Đức Chúa Trời có
Ba ngôi…
Trong
tác phẩm mới xuất bản có tựa đề: Như Gió Thánh Linh
Tác
giả của quyển sách là một Mục sư người Indonesia .
Gió
Thánh Linh và lửa cháy
Đêm ấy khi chúng tôi đang cùng nhau cầu
nguyện, thình lình Thánh Linh Đức Chúa Trời đến với chúng tôi y như Ngài đã đến
trong ngày lễ Ngũ tuần. Trong Công vụ các Sứ đồ chương 2, Thánh Linh Chúa đến
từ trời như một cơn gió mạnh thổi qua. Đêm đó, tôi ngồi cạnh chị tôi, tôi nghe
rõ tiếng gió mạnh này. Tiếng gió thổi nghe như một cơn bão nhỏ tràn vào trong
nhà thờ. Tôi nhìn chung quanh nhưng chẳng thấy gì cả. Tôi quay sang hỏi chị
tôi:
- Chị ơi! Chị có nghe tiếng gì là lạ
không?
- Có, nhưng đừng để ý đến mà hãy cầu
nguyện đi. Chị tôi trả lời.
Rồi chị bắt đầu cầu nguyện, cùng lúc đó
tôi nghe cũng có những người khác bắt đầu cầu nguyện. Đây là việc bất thường
xảy ra trong Hội Thánh chúng tôi. Như bạn đã biết, trong Hội Thánh chúng tôi sự
cầu nguyện cũng phải theo trật tự, hết người này rồi đến người khác. Chỉ cần
một người cầu nguyện trong nhà thờ là đủ rồi vì mọi tiết mục đã được viết sẵn
trong chương trình rồi. Nếu mọi người cầu nguyện thì chắc phải viết một tập
giấy thật dày mới đủ. Nhưng ngay đêm đó, những tín hữu của Giáo hội Trưởng lão
chúng tôi đã bắt đầu quên tất cả những trật tự đã qui định được viết sẵn. Họ
cầu nguyện trong Thánh Linh. Mới đầu thì cầu nguyện từng người nhưng sau đó thì
hết thảy cùng cầu nguyện.
- Tôi nói: “Ôi Chúa Giê-xu! Hội Thánh con
xảy ra điều gì kỳ vậy? Họ quên mất hết các trật tự rồi?”
Khi mọi người đang cầu nguyện tôi nhìn lên
các Mục sư. Chao ơi! Sự lo lắng hiện ra trên nét mặt của họ. Họ ngồi phía trước
tòa giảng và không biết làm sao để điều khiển 200 con người này. Họ cũng nghe
tiếng gió thổi mạnh. Tôi quay lại nhìn quanh một lần nữa nhưng thấy bốn bề yên
tĩnh, duy chỉ có tiếng gió vẫn thổi ào ào mà thôi.
Kế đó tôi nghe tiếng chuông chữa cháy vang
lên dồn dập. Đối ngang với nhà thờ chúng tôi là một đồn cảnh sát và trạm chữa
cháy. Người Cảnh sát trong đồn này thấy nhà thờ của chúng tôi rực cháy nên ông
kéo chuông báo động cho cả làng biết để đến chữa. Ở Indonesia ,
nhất là ở đảo Timor lại không có xe chữa cháy.
Khi có đám cháy, chúng tôi chỉ việc kéo chuông báo động lên thì dân chúng biết
có đám cháy ở đâu đó, và từ khắp mọi nơi trong làng, họ đem nào là gầu, thùng
đựng nước hoặc đủ thứ vật dụng gì có được đến để dập tắt ngọn lửa.
Khi họ đến thì thấy lửa cháy phừng phừng,
nhưng nhà thờ lại không bị cháy. Thay vì lửa thiên nhiên thì đây là lửa từ trời
của Đức Chúa Trời. Bởi đó mà có nhiều người tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa
của mình và họ cũng nhận được Báp-têm bằng Thánh Linh.
“vì
chữ làm cho chết, song Thánh Linh làm cho sống.” ( IICo 3:6 )
Gi 6:63 63 Ấy là thần linh làm cho sống, xác thịt chẳng ích chi.
Nơi
đâu có Chúa Thánh Linh nơi đó có sự tự do, nơi đâu có Chúa Thánh Linh nơi đó có
sự sống, sự chết bị đẩy lùi, mùi tanh của xác thịt đều bị thổi bay, nơi đâu có
Chúa Thánh Linh sự yêu thương thế chỗ cho sự ghen ghét, ánh sáng thay cho bóng
tối, tạ ơn thay cho sự lằm bằm, rời rộng thay cho ích kỉ, cao thượng thay cho
tiểu nhân, nhỏ nhen.
Tâm
linh của tôi với quý vị đang sống hay đang chết, đời sống tôi với quý vị đang
làm sáng danh Chúa hay làm xấu danh Chúa, chúng ta đang làm gương hay đập vỡ
gương, chúng ta đang tăng trưởng hay đang yếu đuối, chúng ta đang tươi mới hay
đang khô héo.
Hãy
cầu xin gió Thánh Linh vô lòng chúng ta.
Lời
của bài thánh ca:
Khi Giê-xu vô lòng như hoa xuân tưng
bừng với khúc hát hoan ca. Tiêu tan bao ưu sầu, không lo toan nghi ngờ lúc Chúa
ngự trị cõi lòng ta. Đời đẹp tươi vì lòng ta có Chúa, mãi hát khen dù trong cơn
nguy nan. Chúa dắt đưa đến yên vui, sống trong Ngài đất như thiên đàng.
“ Chúa sai Thần Chúa ra, chúng nó được dựng
nên; Chúa làm cho mặt đất ra mới.” ( Thi) 104:30
III/. Chỉ có Quyền Năng Đức Chúa Trời
mới có thể Phục Sinh một dân tộc bị tàn lụi.
Chỉ Có Đức Chúa Trời Phục Sinh và Mang
Hy Vọng Cho Một Dân Tộc Đã Chết.
Theo
Thánh Kinh cho chúng ta hay thì chỉ có duy nhất một mình Đức Chúa Trời mới có
thể khiến những điều không có thành có mà thôi.
Minh họa: Thế giới vũ trụ này được dựng nên từ chỗ trống không,
Ngài đã phán thì vật liền có.
Ngài
phán phải có sự sang bèn có sự sang, Ngài phân sáng với tối ra thì bèn có ngày
và đêm.
Ngài
phán phải có cá dưới nước, chim bây trên trời liền có như vậy.
Ngài
đã phán thì kẻ phung được sạch, Ngài phán: bão tố phải im đi thì bão tố cũng
phải vâng lời.
Ngài
đã phán khiến kẻ chết sau ba ngày liền sống lại đi ra khỏi mồ.
Điều
đó chính tỏ: Đức Chúa Trời mà chúng ta
đang thờ phượng là Đức Chúa Trời toàn năng, làm được mọi sự và chẳng sự gì mà
Ngài bất lực cả.
Cũng vậy chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể
làm cho đống hài cốt khô sống lại mà thôi.
Chỉ có Đức Chúa Trời mới có thể Phục
Sinh được tình trạng đã chết.
Bây
giờ, chúng ta sẽ đi qua một câu hỏi mà Đức Chúa Trời đã hỏi nhà tiên tri
Êxêchiên rằng: “ Hỡi con người, những hài
cốt nầy có thể sống chăng? Ta thưa rằng: Lạy Chúa Giê-hô-va, chính Chúa biết
điều đó!” (Êxêchiên 37: 3)
Câu
hỏi những hài cốt khô nầy có thể sống được chăng? Cho thấy sự bất lực và vô
vọng của loài người.
Loài
người hoàn toàn tuyệt vọng và bất lực trong việc làm cho những hài cốt khô có
thể sống lại. Chúa đã hỏi Êxêchiên nhưng Êxêchiên không có câu trả lời mà
Êxêchiên muốn nói ngầm rằng: Lạy Chúa!
Loài người hoàn toàn bất lực và tuyệt vọng nhưng Đức Chúa Trời thì có thể làm
được mọi sự.
Nhà đại tiên tri sống cùng thời với tiên tri Êxêchiên
đã có sứ điệp rao giảng rất mạnh mẽ, mang đến sự hy vọng cho một dân tộc đang
bị tuyệt vọng, một dân tộc bị làm nô lệ và đang ở trong tình trạng chết chóc.
Nhà tiên tri Giê –rê-mi đã thốt lên rằng:
“ Ôi! Hỡi Chúa Giê-hô-va! Chính Ngài đã
dùng quyền phép lớn và cánh tay giơ ra mà làm nên trời và đất; chẳng
có sự gì là khó quá cho Ngài cả.”
( Gie 32:17 )
“
Nầy, ta là
Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của mọi xác thịt; có sự gì khó quá cho
ta chăng?” ( Gie 32:27 )
Minh họa: Ma-ri khi nghe lời của vị thiên sứ báo tin: Mình sẽ
sinh một con trai, và đặt tên là Giê xu. Và Ma-ri nói với thiên sứ rằng: “ Tôi
chẳng hề nhận biết người nam nào, thì làm sao có được sự đó? ” ( Luca
1:37)
Câu
trả lời của Đức Chúa Trời là: “ Bởi
vì không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được.”
Khi
thiên sứ Gáp-ri-ên báo tin cho hai vợ chồng nhà Xa-cha-ri và Ê-li-ra-bét rằng:
Đức Chúa Trời đã nhận lời cầu nguyện của ông bà: Và Ngài sẽ cho ông bà sinh ra
một người con là Giăng Báp tít. Xa-cha-ri bèn thưa cùng Chúa rằng: Làm sao tôi có thể sinh được vì tôi đã già
và vợ tôi đã cao tuổi.
Câu
trả lời của Đức Chúa Trời là: “ Bởi
vì không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được.”
Kinh
thánh cho chúng ta biết rằng lúc đó Ông Áp ra ham đã 99 tuổi, và vợ của Ông là
Bà Sa ra bao nhiêu tuổi? - 89 tuổi.
Đức
Chúa Trời báo tin cho hai vợ chồng ông rằng: độ nầy sang năm, vợ ngươi sẽ sanh
một con trai, Sa-ra ở nơi cửa trại sau lưng đấng đó, nghe các lời nầy.
Sa-ra
cười thầm mà rằng: Già như tôi thế nầy, dễ còn được điều vui đó sao? Đức
Giê-hô-va phán hỏi Áp-ra-ham rằng: Cớ sao Sa-ra cười như vậy mà rằng: Có quả
thật rằng tôi già đến thế nầy lại còn sanh sản chăng?
Câu
trả lời của Đức Chúa Trời: “ Há
có điều chi Đức Giê-hô-va làm không được chăng?” ( Sáng-thế-ký 18: 9-15)
Bài
học:
Nhiều
khi chúng ta có cười giống như Sa-ra đã cười, tôi đã già làm sao có thể sinh
con được, nhiều khi chúng ta suy nghĩ rằng: gặp gỡ Chúa Giê xu biến đổi cuộc
đời mình.
ấy
thế mà từ ngày chồng tôi tin Chúa, vợ tôi tin Chúa, anh em nhà tôi, con cái nhà
tôi tin Chúa. Tôi chẳng thấy đời sống của họ thay đổi.
họ
vẫn ăn gian, nói dối, họ vẫn cay đắng, và thù oán, họ vẫn ăn miếng trả miếng,
họ vẫn chửi tục tĩu trên môi.
Điều
đó không phải do Ngài, không phải do Ngài không có quyền năng, hay có ít quyền
năng. Bèn là bởi vì chúng ta đã vô tín, nghi ngờ và không tin vào Ngài, chúng
ta không để cho Ngài thực hiện sự biến cải, chúng ta đã học với nhau bài: Cộng
Tác Với Chúa. Chúng ta phải có trách nhiệm là phải làm phần việc của chúng ta,
rồi Ngài sẽ làm phần của Ngài.
Y-sơ-ra-ên
lang thang suốt 40 năm trong đồng vắng, Chúa đã mưa Ma-na xuống, chim cút cũng
được ban cho, nước uống Ngài cũng cho hòn đá chảy ra cho họ uống.
Và
Chúa Giê xu phán bảo trong bài giảng trên núi của Ngài rằng: “ Ấy vậy, các ngươi chớ lo lắng
mà nói rằng: Chúng ta sẽ ăn gì? Uống gì? Mặc gì? 32 Vì
mọi điều đó, các dân ngoại vẫn thường tìm, và Cha các ngươi ở trên trời vốn
biết các ngươi cần dùng những điều đó rồi.” (Mat
6:31 )
Chúa
hứa rằng Ngài sẽ chăm lo, nuôi dưỡng cho chúng ta, nhưng chúng ta lúc nào cũng
chỉ sợ mình chết đói, chết khát, lúc nào cũng chỉ sợ khố rách áo ôm.
Tác
giả Thánh Vịnh Vua Đa vít đã nói: “ Trước
tôi trẻ, rày đã già
Nhưng chẳng hề thấy người công bình bị bỏ, Hay là dòng dõi người đi ăn mày.” ( Thi 37:25 )
Nhưng chẳng hề thấy người công bình bị bỏ, Hay là dòng dõi người đi ăn mày.” ( Thi 37:25 )
Chúa
đã hỏi các môn đồ của Ngài rằng: Đức tin của các ngươi ở đâu?
Ngài
cũng hỏi chúng ta rằng: “ Các ngươi không có đức tin sao”
Ngài
hỏi mỗi chúng ta rằng: “ Tại sao các ngươi sợ”
Ông
Gióp là một người công chính đã từng tuyên bố: “Tôi
biết rằng Chúa có thể làm được mọi sự, Chẳng có ý chỉ nào Chúa lấy làm khó
lắm.” ( Gióp 42:2)