Đề
tài: SỰ THỜ PHƯỢNG ĐÍCH THỰC
Nhập
đề:
Hội
Thánh có ba mục đích chính: Thờ Phượng Chúa, Gây Dựng Nhau, Hiệp Tác Giảng Tin
Lành.
Và
một Cơ Đốc Nhân tăng trưởng là người cũng phát huy ba mối quan hệ chính trong
đời sống của mình:
·
Mối quan hệ
với Đức Chúa Trời.
·
Mối quan hệ với
anh em trong Chúa.
·
Mối quan hệ với
tha nhân.
Nhưng
mối quan hệ lớn nhất trong mọi mối quan hệ đó chính là: Mối quan hệ với Đức
Chúa Trời.
Nếu
mối quan hệ với Đức Chúa Trời bị gẫy đổ thì mọi mối quan hệ khác đều méo mó, và
sai trật, gẫy đổ.
Minh
họa: Tại sao Ê-sau giết A-bên?
Có
người đã giải thích rằng: Do thù hận ghen ghét, nhưng theo văn mạch của Kinh
Thánh thì không phải vậy. Mà do mối quan hệ của Ê-sau với Đức Chúa Trời bị gẫy
đổ. Ê-sau đã dâng của lễ nhưng không được Đức Chúa Trời nhâm. Đây chính là lý
do chính khiến mối quan hệ anh em, vợ chồng, cha mẹ và con cái bị gẫy đổ.
Nếu
chúng ta muốn gia đình hòa thuận, hạnh phúc thì đòi hỏi mỗi thành viên trong
gia đình phải có sự hòa thuận với Đức Chúa Trời.
Trước
kia, chúng ta chưa biết Chúa, chúng ta thù nghịch với Đức Chúa Trời, ghét Đức
Chúa Trời. Nhưng bây giờ chúng ta được phục hòa với Đức Chúa Trời, được làm bạn
với Đức Chúa Trời, kính yêu Ngài và thờ phượng Ngài.
I/. Thờ Phượng Là Gì?
Theo
tiếng Hê-bơ-rơ “ thờ phượng” có nghĩa là: “ sấp mình, sắp mặt tôn kính, và suy
phục, quỳ gối”
Như
vậy, thờ phượng tức là bày tỏ lòng thần phục, tôn thờ và tôn sùng” Đức Chúa
Trời.
Người
Công giáo định nghĩa sự thờ phượng như sau:
Thờ
phượng Thiên Chúa là thái độ suy phục tuyệt đối của thụ tạo đối
với Đấng sáng tạo.
Minh
họa: Áp-ra-ham đã sấp mình xuống trước ba vị khách, mà một trong ba vị này
chính là Chúa.
Giô-suê
đã sắp mặt xuống đất trước vị tướng đạo binh, và vị tướng ấy cũng chính là
Chúa.
Khi
Chúa Giê xu chữa lành cho mười người phung được sạch, và nhưng chỉ có một người
quay trở lại sấp mặt xuống đất, nơi chân Đức Chúa Jêsus, mà tạ ơn Ngài.
Trong
sách Khải huyền 11:16 “ Hai mươi bốn
trưởng lão đương ngồi ở trước mặt Đức Chúa Trời, trên ngai mình, đều cúi mình sấp mặt xuống, thờ lạy Đức Chúa Trời,”
Quỳ gối là thái độ tôn thờ. Đó là hành động của một tạo vật trước
Đấng Tạo Hoá.
Qùy gối là thái độ suy phục. Đây chính là thái độ thuận phục của
Chúa dành cho Đức Chúa Cha. Trước khi Ngài lên thập tự giá. “ Rồi Ngài bước tới một ít, sấp mặt
xuống đất mà cầu nguyện rằng: Cha ơi! Nếu có thể được, xin cho chén nầy lìa
khỏi Con! Song không theo ý muốn Con, mà theo ý muốn Cha.” ( Mat-thi-ơ 26:39 ).
Tất
cả những hành động sấp mình, sấp mặt, quỳ gối, tôn kính” đều có chung một ý
nghĩa là: bày tỏ thái độ khiêm cung, cung kính, hạ mình đối với Đức Chúa Trời
và mỗi khi đến với Đức Chúa Trời.
Mỗi
khi chúng ta thờ phượng Chúa cần phải có tấm lòng và thái độ khiêm cung, hạ
mình, cung kính, tôn kính Ngài.
Thánh
Augustine đã định nghĩa sự thờ phượng là:
"linh hồn được an nghỉ trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời". Đây
là một định nghĩa rất hay và sâu sắc.
Đời
sống của chúng ta sẽ trống vắng biết bao nếu thiếu sự hiện diện của Ngài. Tác
giả Thi Thiên đã công bố rằng trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời, có trọn sự
khoái lạc (Thi). Ôi những buổi nhóm của chúng ta sẽ tẻ lạnh và vô nghĩa
biết bao, nếu chúng ta không cảm thấy sự hiện diện của Đức Chúa Trời. 16:11
Trong
sách Ê-xê-chiên Chúa hiện diện trong đền thờ, nhưng vì tội lỗi mà Chúa đã rút
sự hiện diện của Ngài ra cổng ngoài thành phố, nhưng họ vẫn không chịu ăn năn.
Ngài đã rút sự hiện diện của Ngài lên trên núi.
II/. Điều Kiện Để Thờ Phượng Đẹp Lòng
Chúa ( Giăng 4:23-24)
-
Tâm thần.
Tâm
thần được dùng để chỉ con người bề trong gồm cả ý chí, tình cảm và ý chí. Tâm
thần cũng chỉ phần khiến con người có thể tương giao với Đức Chúa Trời với một
động cơ đúng đắn, với sự tôn kính chân thành và tình yêu sâu đậm với Chúa.
-
Sự thành thật.
Lẽ
thật phân biệt với sự giả dối. Vì thế Chúa muốn chúng ta đến với đúng lẽ thật
là Chúa Jesus chứ không bước vào con đường giả dối, sai lạc của ma quỷ, của con
người. Hơn nữa, Chúa cũng muốn chúng ta đến với Chúa với tất cả tấm lòng chân
thật, không giả hình, không hình thức bề ngoài.
Chúng
ta để ý kỹ rằng: Cuộc nói chuyện của Chúa Giê xu với người đàn bà này rất là
tinh tế và dạy dỗ chúng ta rất nhiều bài học sâu sắc.
Chúa
bảo bà ấy rằng: “ Hãy đi, gọi chồng ngươi, rồi trở lại đây”
Người
đàn bà thưa rằng: Tôi không có chồng. Đức Chúa Jêsus lại phán: Ngươi nói rằng:
Tôi không có chồng, là phải lắm; 18 vì ngươi
đã có năm đời chồng, còn người mà ngươi hiện có, chẳng phải là chồng ngươi;
điều đó ngươi đã nói thật vậy.
Người
đàn bà thưa rằng: Lạy Chúa, tôi nhìn thấy Chúa là một đấng tiên tri.
Chúa
không muốn người đàn bà này dấu tội lỗi của mình, Chúa đã chỉ ra tội lỗi của
người đàn bà này, Chúa muốn người đàn bà này xưng nhận tội lỗi của mình.
Chúa
không chấp nhận sự giấu tội: Không ai thích nói về tội lỗi của mình. Tuy nhiên,
nếu không thừa nhận để giải quyết nó thì không bao giờ có thể nhận nước sống
của Chúa. Người đàn bà Samari muốn tránh né sự kiện tội lỗi vì nghĩ rằng hai
điều trên không có liên hệ chi với nhau. Hơn nữa, mặc cảm tội lỗi đã khiến bà
sợ phải đối diện với sự thật đau lòng đó.
Bài
học là đây: Trước khi để được uống nước
hằng sống của Đức Chúa Trời, thì Chúa muốn người đàn bà này phải được cất bỏ
khỏi tội lỗi của mình. Trước khi được hưởng sự sống đời đời thì người đó phải
được xưng nhận mọi tội lỗi của mình và xin Ngài tha thứ tội lỗi ấy rồi nước
thiên đàng mới được ban cho.
Cũng
vậy, sự thờ phượng đẹp lòng Đức Chúa Trời ấy là: Chúng ta phải xưng ra mọi tội
lỗi của mình trước mặt Chúa, vì một cái bình dơ không thể trở thành cái ống
dẫn. và Đức Chúa Trời cũng chẳng bao giờ đổ ơn của Ngài vào cái bình dơ dáy ấy.
Để
vào vào được Nước Đức Chúa Trời thì điều kiện duy nhất đó là: Phải Sanh Lại,
mai đây chúng ta không thể nào nói với Chúa rằng: Tuần nào con cũng đi nhóm,
tuần nào con cũng kiêng ăn, tuần nào con cũng hát thánh ca, tuần nào con cũng
dâng hiến. Vậy tại sao, con lại ở ngoài còn thằng kia lại được ở trong:
Chúa
sẽ trở lời cho chúng ta rằng: vì con không được tái sanh, con chưa được sanh
lại, con vẫn là con, con vẫn vũ như cẩn, vẫn như cũ.
Sự thờ phượng đẹp lòng Đức Chúa Trời là:
sự thờ phượng của một người đã được tái sanh, được sanh lại. Chỉ nhờ có Đức
Thánh Linh chúng ta mới được sanh lại và chỉ nhờ có Chúa Thánh Linh ở trong
lòng nên chúng ta mới có thể xưng nhận Chúa Giê xu là Chúa.
Một Cơ Đốc Nhân chưa được thanh tẩy tội
lỗi, chưa được huyết Ngài xóa bôi, chưa để Đức Thánh Linh cáo trách và dẫn dắt
thì sự thờ phượng của Cơ Đốc Nhân ấy chẳng có giá trị gì đối với Chúa cả.
Câu
chuyện: Chúa rửa chân cho các môn đồ trong Giăng 13:2-15 cho thấy mặc dù đã tắm
rồi ( tái sanh), họ cũng cần được rửa chân ( tẩy sạch tội lỗi hằng ngày nữa)
Tác
giả của Thi-thiên 51: 6 đã khẳng định rằng: “
Nầy, Chúa muốn sự chân thật nơi bề trong; ”
Chúa
Giê xu đã trích dẫn Lời Chúa trong sách tiên tri Ê-sai để nói cho hạng người
giả hình Pha-ri-si rằng: “ Hỡi kẻ giả hình! Ê-sai đã nói tiên tri về các ngươi
phải lắm, mà rằng: 8 Dân nầy lấy môi miếng
thờ kính ta; Nhưng lòng chúng nó xa ta lắm. Sự
chúng nó thờ lạy ta là vô ích, ( Ma-thi-ơ 15:8-9).
Sự
tôn kính, cũng thờ lạy nhưng đó là sự thờ lạy môi mép, và có đạo nhưng không
sống đạo, miệng Chúa nhưng sống Chùa, uống chén và ăn bánh của Chúa nhưng cũng
đi ăn của cúng tế các thần. Ngồi nhà Chúa nhưng ngồi cả trong phường trộm cướp.
Và Kinh Thánh gọi đó là sự thờ phượng giả dối, sự thờ phượng vô ích.
Phao
lô nói trong Rô ma rằng: “ Dẫu họ biết Đức Chúa Trời, nhưng không làm sáng danh
Ngài”
Bề
ngoài làm chứng đạo, giảng đạo, nhưng không chịu thực hành đạo thì Kinh Thánh
gọi đó là giả hình, dơ dáy.
Mat 23:27 27
Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả
hình! Vì các ngươi giống như mồ mả tô trắng bề ngoài cho đẹp, mà bề trong thì đầy xương người chết và mọi thứ dơ dáy.
Phao lô nói tiếp
trong thư Rô-ma 10:8 rằng: “ Nhưng nói làm sao? Đạo ở gần ngươi, ở trong miệng và trong lòng ngươi.”
Đạo ở trong miệng
nhưng cũng lại ở trong lòng ngươi.
Không chỉ có Chúa
trên môi miệng mà phải có Chúa trong lòng của mình, nếu chỉ có Chúa trong miệng
mà không có Chúa trong lòng thì người ta sẽ chẳng có ích chi cả. Bản thân thì
không được cứu rỗi nhưng lại làm cớ vấp phạm, cười chê, và người ta khinh bỉ
đạo Chúa.
Sứ đồ phi-e-rơ đưa
ra mệnh lệnh trong Iphi-e-rơ 3:15 rằng: “
nhưng hãy tôn Đấng Christ, là Chúa, làm thánh trong lòng
mình. Hãy thường thường sẵn sàng để trả lời mọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong
anh em, song phải hiền hòa và kính sợ,”
Tôn Cứu Chúa Giê
xu là Chúa, làm thánh trong lòng. Không phải tôn Chúa bằng môi miệng mà tôn làm
Chúa ở trong lòng mình.
Chúa không chỉ là
Chúa, làm thánh trong gia đình mình nhưng phải ở trong lòng mình nữa. Không chỉ
Chúa là Chúa ở trong ông mình, bố mình, mẹ mình nhưng cũng phải ở trong con
nữa.
Ru-tơ đã tuyên bố
rằng: “ Đức Chúa Trời của mẹ cùng là Đức Chúa Trời của con”
Chúng ta đang nói
đến sự thờ phượng đẹp lòng Chúa, sự thờ phượng đẹp lòng Chúa là người đó phải
xưng nhận mọi tội lỗi và cần được huyết Ngài xóa bôi. Sự thờ phượng đẹp lòng
Chúa là người đó phải thờ phượng bằng chính đời sống, cách ăn nết ở của mình,
cách sống đạo và luôn luôn để Chúa làm chủ trong đời sống mình.
Sự
thờ phượng đẹp lòng Chúa phải xuất phát từ tâm linh, sự chân thật trong tấm
lòng, Chúa rất ghét sự thờ phượng màu mè, giả dối, không chân thật.
Trong
sách Ma-la-chi 1:7-
Các
ngươi dâng bánh ô uế trên bàn thờ ta,
rồi các ngươi nói rằng: Chúng tôi có làm ô uế Ngài ở đâu? Ấy là ở điều các
ngươi nói rằng: Bàn của Đức Giê-hô-va đáng khinh dể.
8 Khi các ngươi dâng
một con vật mù làm của lễ, điều
đó há chẳng phải là dữ sao? Khi các ngươi dâng một con vật què hoặc đau,
điều đó há chẳng phải là dữ sao? Thử
dâng nó cho quan trấn thủ ngươi, thì người há đẹp lòng và vui nhận cho ngươi
sao? Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vậy. 9 Các
ngươi đã làm điều đó, nay ta xin các ngươi hãy nài xin ơn Đức Chúa Trời, hầu
cho Ngài làm ơn cho chúng ta, thì Ngài há sẽ nhận một người nào trong các ngươi
sao? Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.
Đức Giê-hô-va vạn quân phán: Ta chẳng lấy làm vui lòng nơi các ngươi, và ta chẳng nhận nơi tay các ngươi một của dâng nào hết. 11 Vì từ nơi mặt trời mọc cho đến nơi mặt trời lặn, danh ta sẽ là lớn giữa các dân ngoại. Trong khắp mọi nơi, người ta sẽ dâng hương và của lễ thanh sạch cho danh ta; vì danh ta sẽ là lớn giữa các dân ngoại, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy.
Trong sách
Sáng-thế-ký 6:4 “ Đời đó và đời sau, có người cao lớn
trên mặt đất, vì con trai Đức Chúa Trời ăn ở cùng con gái
loài người mà sanh con cái; ấy những người mạnh dạn ngày xưa là tay anh hùng có
danh.”
Người ta đã tranh
luận với nhau suốt bao nhiêu ngàn năm nay, về việc tại sao con trai của Đức
Chúa Trời lại ăn ở với con gái loài người, và con trai của Đức Chúa Trời là ai?
Nhưng họ quên mất
đi một điểm then chốt quan trọng đó, vì tội lỗi đã lên đến cực ác cho nên nó đã
phá vỡ gianh giới giữa trời và người. Chính tội lỗi đã
Es 59:1 1 Nầy,
tay Đức Giê-hô-va chẳng trở nên ngắn mà không cứu được;
tai Ngài cũng chẳng nặng nề mà không nghe được đâu. Nhưng ấy là sự gian ác các
ngươi làm xa cách mình với Đức Chúa Trời; và tội lỗi các ngươi đã che khuất mặt
Ngài khỏi các ngươi, đến nỗi Ngài không nghe các ngươi nữa. 3
Vì tay các ngươi đã ô uế bởi máu, ngón tay các ngươi đã ô uế bởi tội
ác; môi các ngươi nói dối, lưỡi các ngươi lằm bằm sự xấu xa. 4
Trong các ngươi chẳng có ai lấy lẽ công bình mà kêu rêu; chẳng có ai
lấy điều chân thật mà đối nại. Hết thảy đều cậy sự hư không, nói lời dối trá,
cưu mang điều ác và đẻ ra tội trọng.
III/. Lý Do Thờ Phượng Chúa
Chúng
ta thường nghe câu nhiều người thường nói: “ Được cứu để phục vụ” , mặc dù phục
vụ là kết quả của sự cứu rỗi. Nhưng phục vụ không phải là lý do chính để Chúa
cứu chúng ta. Chúa cứu chúng ta chính là để chúng ta tôn vinh, tôn đại Ngài.
Thượng
Đế là Đấng Tạo Hóa và chỉ một mình Ngài là Đấng xứng đáng cho chúng ta tôn thờ,
thờ phượng. Không có bất cứ hình tượng nào hay loài thọ tạo nào khác đều không
đáng thờ phượng.
Kh 4:11 11 “Lạy
Chúa là Thượng Đế của chúng con, Chúa đáng nhận vinh quang, vinh dự và uy quyền
Vì Chúa đã sáng tạo vạn vật Do ý muốn Chúa, muôn vật được dựng nên và tồn tại”.
HĐ]
Cũng trong
Khải-huyền Lời Chúa có chép: Kh 5:12 12 Các thiên sứ hát lớn tiếng: “Chiên Con đã chịu
giết đáng được uy quyền, giàu có, khôn ngoan, sức mạnh, vinh dự, vinh quang và
chúc tụng!”.[HĐ]
Đức
Chúa Trời đã dựng nên loài người để ngợi khen Chúa, thờ phượng Ngài (Ê-sai
43:21) hầu cho con người có thể hương phước đầy trọn trong Ngài. Ngài đang tìm
những người thờ phượng đẹp lòng Ngài để ban phước. Chúng ta đã đến với Chúa,
thờ phượng Chúa cách đẹp lòng Ngài chăng?
Khi
đã ý thức Đức Chúa Trời là Đấng xứng đáng thờ phượng thì chúng ta dâng vinh
quang cho Danh Ngài. ( Thi-thiên 95:1-7)
Chúng
ta phải tôn vinh và tán dương Đức Chúa Trời với một tấm lòng chân thành, vui vẻ
và tự nguyện, không miễn cưỡng gượng ép.
Khi
thờ phượng Chúa qua chúng ta phải có thái độ và tấm lòng vui mừng giống như
Thi-thiên 100 chứ không phải uể oải, thờ ơ và phẩy ruồi.
Người
thờ phượng phải tích cực tham gia, đáp ứng đối với tình yêu của Chúa, chứ không
phải ngồi chờ xem người ta hát, múa.
IV/. Nội Dung Của Sự Thờ Phượng
Tân
Ước không nói gì nhiều về hình thức và nội dung của các buổi thờ phượng trong
các Hội Thánh địa phương, chúng ta xem Công vụ chương 2 và chương 20 và I
Cô-rinh-tô 12:14.
1/.
Lời Chúa:
Lời
Chúa luôn được quý chuộng và được đọc lớn trong các buổi thờ phượng cho mọi
người đều nghe.
Các
thư tín của Phao lô cũng được đọc. ( I tê-sa-lô-ni-ca 5;27)
Công
vụ 2;41; 4:2)
2/.
Tiệc Thánh
Tiệc
thánh là phần chính yếu trong các buổi thờ phượng hàng tuần. Công vụ 20:7, bẻ
bánh và Phao lô truyền giảng lời Chúa.
3/.
Cầu nguyện
Cầu
nguyện được thực hiện tập thể và cá nhân ( công vụ 2:42; 4;24; 6:4; 10:9; I
Ti-mo-the 2:1-4)
Cầu
nguyện gồm có xưng tội, ca ngợi, nài xin, cầu thay và tạ ơn.
4/.
Âm nhạc
I
Sử ký 25:1-6
Công
vụ 16:25)
Gia
cơ 5;13
Ê-phê-sô
5;19
Cô
lô se 3;16
5/.
Dâng hiến
I
Cô-rinh-tô 16:2
Phi-lip
4;10-18
II
Cô-rinh-tô 8:12
I-ti-mo-the
5;17-18.
Dù
sắp đặt chương trình nào trước, hay sau thì buổi nhóm thờ phượng phải được Đức
Thánh Linh hướng dẫn.