Kinh
Thánh: Mac 10:45 & Giăng 13:5
Câu gốc: “ Vì Con người đã đến không phải để người
ta hầu việc mình, song để hầu việc
người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.”
“ Kế đó, Ngài
đổ nước vào chậu, và rửa chân cho môn đồ, lại lấy khăn
mình đã vấn mà lau chân cho.”
Lời
chào mừng:
Trân
trọng kính chào quý vị! Trong Danh Chúa Cứu Thế Giê xu.
Tạ
ơn Chúa vì chúng ta có một A-ba là Cha và một người anh cả vĩ đại là Chúa
Giê-xu Christ.
Anh chị em thân mến!
Anh chị em đã rất
nỗ lực để vượt qua mọi trở ngại trong đời sống để sáng hôm nay anh chị em có
mặt trong nhà của Chúa. Và được cùng nhau thờ phượng
Chúa và bây giờ chúng ta lại gặp nhau trong Lời của Chúa.
“ Tôi cầu xin ơn của Đức
Chúa Jêsus Christ, sự yêu thương của Đức Chúa Trời, và sự giao thông của Đức
Thánh Linh ở với anh em hết thảy!” ( IICo 13:13 )
Hôm
nay, chúng ta hãy cùng nhau đi với một môn đệ của Chúa Giê xu dẫn chúng ta bươn
theo gót của Chúa Giê xu để nhìn thấy một chân dung rất đặc biệt, một sứ vụ rất
quan trọng trong đời sống của Ngài, Chúa Giê xu Ngài là một Đức Chúa Trời vĩ
đại nhưng Ngài đã mang thân phận của Con người để phục vụ cho nhân loại này.
Bây giờ, mời quý
vị mở ra Kinh Thánh sách Phúc âm Mac 10:45 qua
phân đoạn Kinh Thánh vừa đọc tôi trân trọng mời quý vị học cùng với đề tài: CON
ĐƯỜNG PHỤC VỤ.
Nhập đề:
Chúa Giê xu lúc
còn thi hành chức vụ trên trần thế này, Ngài đã đi xuyên suốt mọi làng mạc, ngõ
ngách để gặp những con người tội lỗi nhất, bất hạnh nhất, bệnh tật và mù lòa
nhất để đem họ ra ánh sáng, giải cứu họ ra khỏi sự giam cầm của tù ngục tội
lỗi. Ban cho họ một đời sống mới phước hạnh, vui mừng và họ được sống trong tình
yêu thương của một mối quan hệ mới với Đức Chúa Trời.
Ngài có thể truyền
cho những đạo binh thiên sứ đến để làm theo từng mạng lịnh của Ngài. Thay vì
thế, Ngài đã bước đi hàng bao dặm đường đầy bụi đất để phục vụ cho những kẻ ở
xung quanh Ngài. Ngài có thể đến với thế gian nầy như một vị Vua và ra đời
trong cung cấm với nhiều tôi tớ và sự giàu có cả thể. Thay vì thế, Ngài ra đời
trong chuồng chiên máng cỏ, trong sự nghèo khó.
Chúng ta biết rằng: Chúa Giê xu là Đấng duy nhất trong
lịch sử loài người mang trong mình hai bản tánh: Bản tánh trời và bản tánh
người, tức là 100% Ngài là Đức Chúa Trời và 100% Ngài cũng là Con người.
Và Phúc Âm Mác mô tả Cứu Chúa Giê xu là một Con
người.
Một con người rất đặc biệt, một con người vô tội phục
vụ những con người tội lỗi, một Con người thánh khiết tuyệt đối phục vụ những
con người bất khiết và Ngài không đến
để được phục vụ, mà Ngài đã đến để phục vụ.
Trong bốn sách Phúc Âm hay còn gọi là bốn sách Tin
mừng, mỗi phúc âm đã ký thuật và có cái nhìn khác nhau về Chúa Giê xu Christ.
Có người đã dựa vào sách Khải-huyền 4 để mô tả bốn con
vật biểu tượng cho bốn khía cạnh và sứ mạng khác nhau của Chúa Giê xu.
Ma-thi-ơ mô tả Chúa Giê xu giống như con sư tử, mô tả
sứ mạng của Ngài đến để cai trị làm vua. Vua tâm linh.
Mác mô tả chân dung của Chúa Ngài là một người đầy tớ
tượng trưng còn bò, đầy tớ siêng năng.
Luca mô tả Chúa Giê xu là một con người.
Giăng mô tả Chúa Giê xu tượng trưng như con chim ưng.
Sự cứu rỗi được bay cao bay xa, dành cho cả nhân loại này.
Và ở đây chúng ta nhận thấy: Chúa Giê xu vừa là một
Con người như trong sách Phúc âm Luca và Ngài vừa là một người đầy tớ siêng
năng, chăm chỉ tượng trưng con bò trong sách Phúc Âm Mác.
Đây thật đúng như lời Chúa Giê xu đã tuyên bố:
“ Vì Con người đã đến không phải để người
ta hầu việc mình, song để hầu việc
người ta, và phó sự sống mình làm giá chuộc cho nhiều người.”
Nếu Đức Chúa Trời đã trở thành một người đầy tớ, một
người nô lệ, siêng năng phục vụ con người tội lỗi như chúng ta, thì chúng ta
lại càng phải noi theo dấu chân của thầy mình để phục vụ Ngài và phục vụ lẫn
nhau.
Minh họa: Người dân tộc VN rất quý chuộng khách, mến
khách, hiếu khách, khi ăn cơm xong thì thường đưa tăm cho khách, hoặc quý nữa
là đưa khăn mặt để khách rửa.
Tôi đi truyền giáo tại dân tộc Thái, trước khi ăn theo phong
tục của họ là: bưng chậu nước ấm và khăn tay để cho khách rửa tay trước khi ăn.
Đó là một cử chỉ rất trân trọng khách, khách rất vui mừng và sung sướng.
Nhưng Cứu Chúa Giê xu
thì khác trong Phúc Âm Giăng 13 thuật lại chi tiết về Chúa Giê xu Ngài đã rời
khỏi bàn ăn, cởi áo ngoài ra, lấy khăn thắt lưng rồi đổ nước vào chậu, bắt đầu
rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. ( Giăng 13:5)
Khi rời khỏi bàn ăn,
thắt khăn ngang lưng, đổ nước vào chậu rồi rửa chân cho từng môn đệ một lúc
Ngài làm như vậy: là Ngài đang làm công việc của một người đầy tớ, một người nô
lệ.
Minh họa: Theo phong tục của người Do thái thì khi
khách đến nhà thì chủ nhà phải sai đầy tớ bưng nước rửa chân cho khách để tỏ
lòng hiếu khách.
Nhưng hôm đó, Chúa Giê xu đã rời khỏi bàn ăn để rửa chân cho
từng đệ tử của mình, Chúa Giê xu và mười hai môn đệ không có đầy tớ nào cả, tối
hôm đó chính Chúa Giê xu đã tự nguyện để trở nên người đầy tớ và làm cái công
việc của người đầy tớ của họ.
Ngày đó, người nghèo
thì không có giầy, có dép và phải đi chân không, còn người khác thì đi dép mà
phong tục người Do thái có truyền thống nuôi chiên, nuôi dê. Chiên và dê tự do
phóng uế bừa bãi trên đường, đôi chân và giầy dép của họ rất bẩn và hôi thối.
Nhưng Chúa Giê xu đã rửa những đôi chân bẩn, hôi hám ấy.
Chúa Giê xu đã trở nên
một người đầy tớ nô lệ và Ngài đã làm cái công việc được cho thấp hèn nhất để
dạy cho chúng ta bài học rằng: Chúng ta cần phải khiêm nhường và hãy phục vụ
lẫn nhau.
Trong Phúc Âm Giăng 13:4 Chúa Giê xu đứng dậy khỏi bàn ăn và
cởi áo ra. Chú ý cách sứ đồ Giăng quan sát thầy mình rất kỹ và sâu sắc, ông
nhìn thấy Chúa Giê xu đã cởi áo ngoài ra, đây là chiếc áo địa vị của một người
thầy, đây là chiếc áo vinh quang nhưng Ngài đã cởi nó ra. Ngài đã cởi bỏ chiếc
áo vinh quang của Ngài ra để vận lấy tấm áo nô lệ của chúng ta.
So sánh Phúc Âm Giăng 13 và Phi-líp 2: 6-7
Ngài vốn có hình Đức Chúa Trời, song chẳng coi sự
bình đẳng mình với Đức Chúa Trời là sự nên nắm giữ; 7 chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài
người; 8 Ngài đã hiện ra như một người, tự hạ mình xuống, vâng phục cho
đến chết, thậm chí chết trên cây thập tự.
nhưng đã hoàn toàntrút bỏ vinh quang
mặc lấy thân nô lệ, ( cúi xuống rửa chân)
trở nên giống phàm nhân
sống như người trần thế.
8 Người lại còn hạ mình,
vâng lời cho đến nỗi
bằng lòng chịu chết,
chết trên cây thập tự.
Quý vị anh chị em thân mến!
Chúa Giê xu, vị Chúa tể muôn loài lại cúi mình xuống trước
tất cả các thụ tạo cũng như mỗi một thụ tạo bé nhỏ của mình, Thầy Chí Thánh lại
cúi mình xuống trước đám học trò bất xứng và tội lỗi. Đức Giêsu đã cúi xuống và
không phải để rửa mặt hay đôi tay, nhưng là những bàn chân dơ bẩn, vấy đầy bùn
lầy của họ và rửa cho sạch sẽ, để cho họ xứng đáng ngồi đồng bàn với Ngài và
với anh em mình.
Anh chị em và tôi có sẵn sàng bước đi theo Con Đường Phục Vụ
của Chúa Giê xu Christ không, anh chị em có sẵn sàng cởi bỏ đi cái sự vinh dự,
lòng hãnh diện, sự tự tôn của mình để khiêm nhường, hạ mình phục vụ anh chị em
mình không?
Minh họa: Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt
giữa phòng, người ta châm lửa cho ngọn nến và ngọn nến lung linh cháy sáng. Nến
hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho căn
phòng. Mọi người đều trầm trồ: “Ồ! Nến sáng quá, thật may nếu không chúng ta sẽ
chẳng thấy gì cả”. Nghe thấy vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng
tối xung quanh. Thế nhưng, những dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra trải dài theo
thân nến, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại đến khi chỉ còn một nửa nến mới
giật mình: “Chết mất, ta mà cứ cháy mãi như thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn
mất thôi. Tại sao ta lại phải chịu thiệt thòi như vậy”. Nghĩ rồi, nến nương
theo một cơn gió thoảng để tắt vụt đi chỉ còn sợi khói mỏng manh bay lên. Mọi
người trong phòng nhốn nháo bảo nhau: “Ồ! Nến tắt mất rồi, tối quá, làm sao bây
giờ?” Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện về tầm quan trọng của mình. Nhưng
bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn
dầu”. Đèn dầu được thắp lên còn ngọn nến cháy dở thì bị bỏ vào ngăn kéo tủ.
Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó sẽ mãi mãi nằm trong ngăn kéo, khó có dịp
cháy sáng nữa. Nến chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng, được tiêu
hao và tan chảy vì mọi người, bởi vì nó là ngọn nến.
Mỗi người chúng ta là
một ngọn nến nhỏ trong vũ trụ bao la, được tác tạo trong yêu thương, Đức Chúa
Trời đã đặt chúng ta trong gia đình, Hội thánh, hàng xóm, bạn bè, xã hội để
chúng ta phục vụ lẫn nhau. Thế nhưng như ngọn nến nhỏ trong câu truyện trên, đã
có lúc chúng không chịu cháy sáng, không sống với hết bản chất riêng của mình.
Ngọn nến đã vụt tắt, ích kỷ giữ lại cho riêng mình mãi cho đến lúc bị vất đi,
bị lãng quên như một vật bị phế thải, nó mới hiểu được ý nghĩa của sự tiêu hao,
hiểu được niềm vui của hành động phục vụ
Một con én không làm
thành mùa xuân, nhưng nó biết làm cho đời ấm lại. Một ngọn nến nhỏ chẳng đáng
là gì, nhưng nó cũng đủ xua tan bóng tối. Xin cho chúng con biết góp chung
những ngọn nến nhỏ lại để tạo nên một vầng sáng lớn. Xin cho chúng con biết
tiêu hao đi vì tha nhân, được tan chảy trong tình yêu để đời chúng con không
lụi tàn mà cháy mãi sáng mãi trong tình yêu của Chúa.
Được tạo dựng để
phục vụ
Được cứu để phục
vụ
Được kêu gọi để
phục vụ
Đụợc ban ơn để
phục vụ
Minh họa: Kẻ nào
tiếp tôi tớ của ta chỉ một cốc nước lạnh cũng không mất phần thưởng bao giờ.
Gi 12:26 “ Nếu ai hầu việc ta, thì phải theo ta, và ta ở
đâu, thì kẻ hầu việc ta cũng sẽ ở đó; nếu ai hầu việc
ta, thì Cha ta ắt tôn quí người.”
Ai cũng mong muốn được
người khác tôn trọng, yêu quý nhưng cái giá phải trả cho sự tôn trọng và yêu
mến phải đến bằng con đường phục vụ.
Hầu việc Chúa rồi Cha
trên trời sẽ tôn quý.
Mình cứ muốn Chúa phải
coi trọng mình, xem mình như là số một và phải trân trọng, yêu quý mình nhưng
đây là câu Kinh Thánh nói đến sự tôn quý có điều kiện, điều kiện ở đây là phải:
Hầu việc.
Trong chỉ có một câu
Kinh Thánh thôi nhưng Chúa Giê xu đã phải dùng tới ba động từ liên tiếp là: Hầu
việc.
Minh họa: Ro 1:1 1 Phao-lô,
tôi tớ của Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm sứ đồ, để
riêng ra đặng giảng Tin lành Đức Chúa Trời, -
Nhưng trong sách Phúc
Âm Giăng không chỉ dừng lại ở điểm là Chúa Giê xu làm những công việc đạo đức,
hay dạy cho các môn đệ bài học đạo đức mà thôi. Nhưng bên trong đó hàm chứa
những bài học sâu xa, lớn lao hơn nhiều.
Trong Phúc Âm Giăng 13:
6-8 “ Vậy, Ngài đến cùng Si-môn Phi-e-rơ,
thì người thưa rằng: Chúa ôi, chính Chúa lại rửa chân cho tôi sao? 7 Đức Chúa
Jêsus đáp rằng: Hiện nay ngươi chẳng biết sự ta làm; nhưng về sau sẽ biết. 8
Phi-e-rơ thưa rằng: Chúa sẽ chẳng rửa chân tôi bao giờ! Đức Chúa Jêsus đáp
rằng: Nếu ta không rửa cho ngươi, ngươi chẳng có phần chi với ta hết.”
Chúa muốn nói cho chúng
ta công cuộc cứu rỗi của Ngài, Ngài đã phải hạ mình, và Ngài đã trở nên phàm
nhân và chịu chết để lấy huyết mình rửa sạch mọi tội lỗi của chúng ta.
Nếu chỉ rửa chân thôi
thì chắc chắn Chúa Giê xu không nói ngươi không có phần chi với ta hết. Nhưng
Chúa muốn chúng ta hiểu rằng: nước làm rửa sạch những bàn chân bẩn và hôi hám
thì cũng là nước tức là huyết của Chúa mới rửa sạch được mọi bẩn thỉu, hôi hám
của tội lỗi chúng ta.