( Sáng-thế-ký 20-25)
Giải Đáp Thắc Mắc
Khi giải thích thắc mắc phải dựa
trên nền tảng Thánh Kinh, Vì nếu giải thích dựa trên nền tảng Thánh Kinh thì
chúng ta sẽ không giải thích thắc mắc trên tính chất vụn vặt. Nhưng có một tầm
nhìn tổng quát và lớn hơn.
Đức Chúa Trời là Đấng vô hình
không ai nhìn thấy cả, thế bây giờ Chúa muốn nói chuyện với con người, Chúa muốn
ngỏ lời với con người thì Chúa nói làm sao?
Minh họa: Khi chúng ta gặp một người nước ngoài nói tiếng anh thì mình nói chuyện
với họ, muốn họ hiểu mình phải nói tiếng anh là ngôn ngữ của họ. Mình phải dùng
ngôn ngữ của người ta.
Vậy thì khi Đức Chúa Trời muốn
nói với chúng ta, Ngài cũng phải dung ngôn ngữ của con người, mà trên thế giới
này có bao nhiêu ngôn ngữ, biết bao nhiêu dân tộc. Vậy thì Ngài phải dùng ngôn
ngữ của một dân tộc nào đó và khi ta đọc Kinh Thánh thì Chúa dùng ngôn ngữ của
dân tộc Do Thái.
Minh họa: Trong Thánh Kinh VN thì có phải CHúa trực tiếp Chúa nói bằng tiếng việt
không? Mình phải dịch rất vất vả rồi mới ra. Mình dịch từ tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng
Hy Lạp sang tiếng việt để cho người VN.
Cho nên, khi Chúa muốn nói chuyện
với mình thì Chúa phải dùng ngôn ngữ của con người. Cái ngôn ngữ đó bao giờ nó
cũng gắn liền với một nền văn hóa.
Ngôn ngữ VN gắn với văn hóa VN.
Và ngôn ngữ của dân tộc khác gắn với văn
hóa của họ.
Minh họa: Ở VN mình ăn cơm bằng đũa, bây giờ mình đi du lịch sang nước ngoài thì
ăn cơm bằng gì dĩa, có người ví von con người tiến bộ từng bước một. Ban đầu là
người ta ăn bằng năm ngón, bước thêm một bước nữa thì người ta ăn bằng bốn ngón
cái dĩa, bước thêm bước nữa thì ăn bằng hai ngón. Mình trình độ cao.
Văn
hóa khác nhau: Ở VN nhà có đám tang thì chúng ta mặc áo màu gì, chit khăn màu
trắng, nhưng ở bên Âu châu thì người ta mặc bằng đồ đen.
Để
hiểu Thánh Kinh thì chúng ta cần phải tìm hiểu ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử của
Thánh Kinh. Thì mình mới có thể có tầm nhìn rộng lớn hơn và chính xác.
2.
Đường lối sư phạm của Đức
Chúa Trời
Đường lối sư phạm hay đường lối
giáo dục của Đức Chúa Trời, Chúa tạo dựng con người nguyên thủy theo hình ảnh của
Chúa, và cho họ được sống trong vườn địa đàng nghĩa là trong hạnh phúc nguyên
thủy.
Nhưng tổ phụ loài người đã
không trân trọng cái hạnh phúc ấy, đã phạm tội và đánh mất cái hạnh phúc ấy.
Nhưng Đức Chúa Trời yêu thương để cứu rỗi con người thế thì Chúa lại phải giáo
dục lại từ đầu. Và Chúa giáo dục bằng những bước tiện tiếm, từng chút, từng
chút một.
Minh họa: Liên hệ đến chính cuộc
sống của mình, khi người làm mẹ sinh con ra thì phải cho bú trước, sang một
giai đoạn khác thì tập cho những chất lỏng mềm, rồi sang chất cứng. Vào lớp một
thì phải đánh vần A, B, C. Không B. C thì cũng bờ cờ.
Vậy thì đường lối giáo dục của
Chúa tiệm tiến, từ từ, từng bước từng bước một.
Khi đọc Kinh Thánh mình cũng thấy
Chúa giáo dục nhân loại bằng con đường tiệm tiến.
Minh họa: Luật ly dị, có phải ngay từ đầu của sách Sáng thế mình đã thấy Chúa nói
là người đàn ông rằng: sẽ lìa cha mẹ mình mà luyến ái cùng vợ mình và cả hai sẽ
trở nên một thịt.
Vậy thì đến thời Môi-se thì Môi
se lại cho phép ly dị, và khi chúng ta đọc đến sách Lê-vi-ký khi một người đàn
ông thấy vợ mình có một điều gì đáng bị ruồng bỏ thì viết cho người vợ đó một
giấy ly thư.
Luật Môi se thì vậy, còn có những
trường phái vợ mà hỗn náo với bố mẹ chồng thì bỏ, Nấu cơm khê cũng bỏ, ngáy
cũng bỏ.
Sau này đến thời Chúa Giê xu
nói rằng: Vì cớ các ngươi cứng lòng cho nên Môi se ch phép các ngươi ly dị, chứ
còn từ thuở ban đầu thì không phải như vậy.
Chúa giáo dục con người trong lịch
sử bằng những bước đi tiệm tiến, cho nên chúng ta lên quan tâm đến đường lối sư
phạm của Đức Chúa Trời.
Khi đọc Thánh Kinh, chúng ta
không nên tách một câu ra khỏi mạch văn của nó, mà phải đặt câu ấy vào trong
toàn bộ mạch văn, và hơn nữa là đặt câu ấy trong toàn bộ Thánh Kinh thì lúc đấy
chúng ta mới hiểu một cách đúng đắn.
Mình là người Tin Lành, mình lấy
Tân Ước để soi sang cho Cựu Ước, lấy mới soi sáng cho cũ, lấy gần giải nghĩa
cho xa.
SÁNG THẾ
(chương
25-36)
I. ESAU,
GIACOP VÀ MẦU NHIỆM TUYỂN CHỌN (25,19-26)
Sách sáng thế có hai phần
chính: từ 1-11, 11 chương đầu rất quan trọng nói đến những vấn đề vượt thời
gian, vượt trên lịch sử của loài người, nói đến tội lỗi xâm nhập trần gian, nguồn
gốc và hậu quả của tội lỗi.
Từ 12-50 chúng ta nói đến các tổ
phụ: Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp.
Sáng-thế-ký 25:19-26 nói đến việc
sinh hạ Ê-sau với Gia-cốp.
Ai sinh? Đó là Rê-bê-ca, chồng
là Y-sác.
Tên Gia-cốp có nghĩa là: Xin Đức
Chúa Trời che trở.
Chương 25 kể lại một câu chuyện:
Ông Ê-sau không biết ông tham ăn, tham uống thế nào? Mà bán luôn quyền trưởng
nam cho ông em chỉ với một bát canh đậu đỏ.
Ông em ông lại được hưởng quyền
trưởng nam, ông Ê-sau được có mỗi bát cháo thôi mà mất cả quyền trưởng nam.
Minh họa: ngồi ngẫm nghĩ lại có
những lúc chúng ta cũng chỉ vì một cái lợi nhỏ mà không chừng đánh mất linh hồn.
Trong khi Chúa bảo nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn thì có ích chi đâu.
Nhiều khi mình chỉ vì một món lợi
rất nhỏ thôi, mà mất cả linh hồn.
Giu-đa-ích-ca-ri-ốt cũng chỉ được
mỗi ba mươi đồng thôi, cuối cùng cũng có được sài đâu, ông đã quăng trả cho người
ta rồi đi tự tử.
Cho nên, không phải chỉ có
Ê-sau ngớ ngẩn đâu mà chính chúng ta cũng ngớ ngẩn bán luôn cái quyền làm con Đức
Chúa Trời cho Ma-quỷ.
Sang chương 26 thì có những mẩu
chuyện về Gia-cốp.
Sang chương 27 thì lại một câu
chuyện khác về ông Gia cốp cho thấy cái ông Gia cốp náu cá.
Cướp cả lời chúc phước từ người
cha già để lại cho người anh lớn thì bây giờ ông Gia cốp được hết.
Thời các tổ phụ ngày xưa, việc
chúc phúc lành là quan trọng lắm, và khi lời chúc lành đã được ban ra thì không
thể rút lại, cho nên lời chúc lành của tổ phụ Y-sác trước khi qua đời cho người
con mà ông nhắm là Ê-sau.
Ông Gia-cốp được bà mẹ sắp đặt,
cuối đến chương 27 đầu chương 28 nói đến việc ông Gia-cốp đi tìm vợ, và ở trong
chương 28 có một sự kiện quan trọng đó là giấc mơ của Gia cốp tại bê-tên.
Trong giấc mơ đó, Gia-cốp thấy
điều gì? Thấy một cái thang nối trời và đất, và đồng thời nghe những lời Đức
Chúa Trời lập lại những lời hứa mà Ngài đã hứa với tổ phụ Áp-ra-ham và Y-sác.
Trước khi, chúng ta đi đến điểm
nhấn của những sự kiện nổi bật thì tôi muốn anh chị em nhớ dùm tôi một từ là:
Bê-tên.
Mai đây mình học sách Sử ký thì
mình sẽ thấy khi đất nước Y-sơ-ra-ên bị chia cắt làm đôi hai miền nam bắc. Ở miền
bắc thì ông vua ông sợ dân chúng cứ đi lên Giê-ru-sa-lem mà Giê-ru-sa-lem lại ở
miền nam. Ông sợ là nếu dân chúng cứ đi như vậy thì dần dần dân chúng sẽ thuộc
về ông vua miền nam.
Thế lên ông quyết định lập một
đền thờ ở tại Bê-tên để khuyến khích người ta không cần phải đi Giê-ru-sa-lem nữa,
mà chỉ cần đến Bê-tên thôi thờ phượng Chúa là được rồi.
Khi chúng ta đọc trong Thánh
Kinh mà thấy cái từ Bê-tên thì nhớ lại cái từ ngã này được bắt rễ, bắt nguồn từ
tổ phụ Gia-cốp.
Sang đến chương 29 thì kể chuyện
ông Gia cốp đến nhà của ông cậu là La-ban, và cũng trong chương này nói đến cuộc
hôn nhân của ông Gia cốp một lúc ông lấy được hai bà vợ.
Ông yêu cô em, vì cô em đó mà
ông chấp nhận làm công bảy năm, đến lúc làm đám cưới thì hóa ra cô chị, vì quá
yêu cô em cho lên ông sẵn sàng ở thêm bẩy năm nữa.
Nhã ca nói rằng: tình yêu mãnh
liệt hơn sự chết, mười bốn năm Gia cốp lấy được hai chị em con của La ban.
Sang chương 29-30 nói tiếp ông
Gia cốp lấy thêm hai nữ tỳ nữa, ông lấy được hai bà vợ là Ra-chên và Lê-a. Bà
Lê-a sinh sản rất tốt còn bà Ra-chên thì hiếm muộn, chính vì vậy mà bà ấy đề
nghị là bà ấy dâng nữ tỳ cho chồng. Nhưng cuối cùng Chúa lại cho bà Ra-chên
sinh được một người con, một người con rất đặc biệt là: Giô-sép. Và đây là nhân
vật rất quan trọng trong Thánh Kinh.
Và trước khi chết bà ấy sinh
thêm một đứa nữa là: Bê-gia-min.
Thế bây giờ, chúng ta đi đến những
sự kiện nổi bật trong những chương này.
1. Gia-cốp được Đức Chúa Trời tuyển
chọn
Trong gia đình có hai người con
là Ê-sau và Gia-cốp, Ê-sau là anh và là người có quyền trưởng nam, vậy là ông
em là Gia-cốp lại chiếm quyền trưởng nam của ông anh.
Mặc dầu chúng ta có thể kết án
ông Ê-sau vì đói quá lên không coi trọng quyền trưởng nam của mình nữa, nhưng về
phía Gia cốp thì cho thấy ông là một người rất là mưu mô, lợi dụng cái lúc như
vậy để lừa gạt, bắt bí người ta.
Nói về mặt nhân cách thì Gia cốp
không tốt lắm, rồi lại một chỗ khác thì Gia cốp lại âm mưu chiếm lời chúc phước
của cha, mở ra chương 27 thì rõ ràng đây là một âm mưu không thể chạy tội hay
chối tội được.
Trong chương 27 kể rất chi tiết
là ông Y-sác đã già, mắt lòa không trông thấy rồi, ông Ê-sau là con lớn và nói
với con như thế này: cha già rồi không biết chết ngày nào, bây giờ con hãy lấy
khí giới của con, và cây cung của con lên đồng săn thú và làm cho cha một món
ăn ngon đem đến cho cha rồi cha đích thân chúc phúc cho con trước khi chết.
Khi ông Y-sác nói với con trưởng
là Ê-sau như thế thì bà Rê-bê-ca nghe được, và bà ấy nói với người con út là
Gia-cốp đến bầy súc vật bắt hai con dê đực ngon và mập, mẹ sẽ làm cho cha một
món ăn ngon theo sở thích của cha con rồi
con đem đến cho cha rồi người chúc phúc cho con.
Hai mẹ con âm mưu với nhau mà
khổ thân, tội nghiệp tổ phụ Y-sác, Ê-sau thì lông lá còn Gia-cốp thì nhẵn nhụi,
biết đâu cha giờ vào sẽ biết con lừa gạt cha và chuốc lấy lời rủa sả rồi mẹ bảo,
con ơi nếu con bị rủa sả thì mẹ sẽ gánh thay cho con, cứ nghe lời mẹ, bà hóa
trang cho ông con, dù ông Y-sác cẩn thẩn đến độ là nói với con đến gần để giờ
xem có phải Ê-sau không: thế ông giờ thì bảo tiếng thì tiếng Gia cốp còn tay
thì tay Ê-sau.
Minh họa: Có nhiều lúc chúng ta
cũng vậy, mang trên mình hai bộ mặt, hai con người, một con người thật và một
con người giả.
Tội nghiệp Y-sác bị hai mẹ con
đánh lừa, không biết chúng ta già như ông Y-sác rồi có bị con nó đánh lừa
không?
Minh họa: Có một cha đạo kia
cũng có một linh mục và là giáo sư ở chủng viện, mùa hè thì về quê thăm gia
đình thì hằng tuần ra nhà thờ dâng lễ giúp cho giáo dân. Hôm đó, vị cha đạo này
ngồi ngay chỗ tòa giải tội và bà cố đi xưng tội, và khi gần ngửi mùi đã biết là
con rồi. Và bà cố mới hỏi: Mày ở trong đó hả mày, người con đứng trong bực quá,
má không có đức tin gì hết. Bà cố nói: không có đức tin mà để ra linh mục, bà cố
này đã ngửi được mùi của con mình. Không lừa được.
Tội nghiệp cho Y-sác tiếng thì
tiếng của Gia cốp mà tay thì lại là tay Ê-sau.
Minh họa: Khi chúng ta bị mù,
chúng ta hay chọn lựa sai lầm, mù tâm linh sẽ chẳng nhận định được điều gì là
sáng suốt. Giống như thầy bói xem voi.
Câu chuyện của Gia-cốp chúng ta
đọc thấy ông là con người gian lận, mưu mẹo, mánh khóe, lừa gạt. Và câu hỏi đặt
ra là thế này:
Tại
sao Chúa lại đi chọn một người mà về mặt nhân bản xem ra không được tốt lắm,
xem ra không được ngay thẳng, chính trực cho lắm.
Tại sao Chúa lại chọn người đó?
Để hưởng mọi phúc lành? Câu trả lời là một sự mầu nhiệm, thực sự chúng ta không
biết, chúng ta không hiểu được ý định và chương trình của Đức Chúa Trời.
Và chỗ này làm nổi bật lên ý
nghĩa như thế này: Đức Chúa Trời hoàn toàn tự do trong sự chọn lựa của Ngài.
Ngài chọn lựa chúng ta không
tùy thuộc vào nhân đức, và tài năng của mình mà là một sự chọn lựa hoàn toàn
cho không.
Trong từ ngữ chuyên môn của
Kinh Thánh là: Nhưng không.
Từ ngữ này người ngoại đạo
không hiểu được, sao nhưng rồi mà lại còn không nữa. Nghĩa chính của nó là: cho
không, giống như lời của bài hát: Tình cho không bán không?
Làm nổi bật lên tình yêu cho
không của Đức Chúa Trời dành cho loài người chúng ta.
Trong cuốn sách có tựa đề: Ơn
ban và huyền nhiệm, trong đó có một câu mà tác giả đã viết rằng: Ở cội nguồn
sâu xa nhất của mọi ơn gọi là một huyền nhiệm.
Mình không hiểu được bằng những
lý luận tự nhiên con người.
Minh họa: Nhiều người tài giỏi,
thông minh, đạo đức thì Chúa lại không chọn, mà có thể Chúa chọn một người
không có thông minh lắm, không đạo đức lắm để làm Mục sư.
Sự chọn lựa của Chúa không tùy
thuộc vào những tính toán tự nhiên của chúng ta.
Minh họa: Khi Chúa muốn chọn
cho dân Chúa một người cha, thì Chúa lại đi chọn một ông già là Áp-ra-ham, khi
Chúa chọn một người đi giảng Tin Lành cho dân ngoại thì Chúa lại chọn một người
đã từng bắt bớ, bách hại Hội Thánh Chúa đó là thánh Phao lô, Chúa muốn chọn một
người đi làm chứng cho tình yêu của Chúa thì Chúa lại chọn một cô gái điếm.
Toàn chuyện ngược đời thôi, ở đấy
cho thấy sự chọn lựa của Đức Chúa Trời là một sự chọn lựa hoàn toàn tự do, một
sự chọn lựa phát xuất từ tình yêu nhưng không.
Cho nên, nếu chúng ta được Chúa
chọn lựa để trở thành con cái của Chúa hoặc Chúa có chọn lựa chúng ta để chúng
ta trở thành người hầu việc Chúa thì cũng đừng có quên rằng: chẳng phải là vì
công lao của mình mà là bởi tình yêu cho không của Ngài mà thôi.
Và đồng thời cũng ý thức thêm rằng:
Là Đức Chúa Trời can thiệp vào đời sống của mỗi một người trong chúng ta, cũng
như trong lịch sử nhân loại.
Nhìn vào lịch sử thế giới ta sẽ
thấy, nó có những biến cố xảy ra và thực sự nó vượt lên trên mọi sức tưởng tượng
của con người, không ai nghĩ là nó xảy ra như vậy. rồi trong cuộc đời của mỗi
chúng ta cũng như vậy.
Minh họa: Có nhiều lúc cần phải
bình tâm, suy nghĩ về tình yêu thương của Chúa trong cuộc đời mình, Chúa đã can
thiệp vào và Ngài luôn có mặt trong những biến cố đau thương nhất của chúng ta.
Chúng ta nhớ lại trong đời mình
có một biến cố nào đó mà qua đó mình cảm nhận rất rõ ràng về sự hiện diện yêu
thương của Chúa.
Minh họa: Lúc còn nhỏ, ông này
sống ở một vùng quê, bà mẹ đang ở trong bếp thấy con tìm giáo giết hỏi con tìm
gì vậy? thì con nói mẹ có thấy con dao to nhất nhà mình ở đâu không? Và mẹ
không biết là con tìm dao để làm gì? Cứ hỏi mà nó không trả lời và khi nó tìm
được thì chạy vội ra đồng bà mẹ lo sợ chạy theo, thì thấy hóa ra nó tìm dao để
bổ một trái cứng lắm. Trái gì vậy? Lựu đạn, cái con dao ấy mà bổ vào trái lựu đạn
ấy thì bổ ra thì cả đám chết hết.
Ông kể lại và thường xuyên nhớ
lại câu chuyện đó và tôi ý thức rằng Chúa yêu thương tôi, Chúa muốn cho tôi sống
để tôi phục vụ làm việc cho Chúa.
Đấy là cách hồi tưởng lại những
biến cố rất đặc biệt ở trong cuộc đời của mình, qua đó mình cảm nhận được sự hiện
diện yêu thương của Chúa. Không nói lý thuyết suông mà là cảm nhận, kinh nghiệm
bằng trái tim bằng cuộc sống cái sự hiện diện của Chúa. Và khi mình xác tín
mình ở trong sự hiện diện yêu thương của Chúa thì mình bình an lắm.
Đối với nhân loại thì khó chấp
nhận con người của Gia-cốp một người mưu mô, tính toán, lừa gạt mà lại được
Chúa biến đổi chọn lựa, qua đó chúng ta có thể suy nghĩ về đời sống của mình, về
sự chọn lựa được làm con của Ngài.
2. HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN CỦA GIA CỐP
( Sáng 28)
Khi nhìn vào hành trình đức tin
của Gia cốp thì cũng là dịp nhìn lại hành trình chính đức tin của chính chúng
ta.
Gia-cốp vật lộn cùng thiên sứ tại
núi Phê-ni-ên. - Đổi tên ra Y-sơ-ra-ên. ( Sáng 32: 24-32)
Khi ta nhìn vào hành trình đức
tin của tổ phụ Gia-cốp, ta sẽ thấy cái hành trình đó bắt đầu từ Bê-tên. Trong một
giấc chiêm bao thì Gia cốp thấy một cái thang nối trời và đất. Trong Phúc
âm Giăng 1: 51 Chúa Giê xu nhắc đến hình
ảnh cái thang nối trời và đất.
Chúa Giê xu chính là cái thang
nối trời và đất, trong khải tượng ông thấy cái thang đó thì đồng thời ông nghe
thấy nhắc lại những lời hứa mà đã được ban cho tổ phụ Áp-ra-ham.
Hành trình đức tin của tổ phụ
Áp-ra-ham bắt đầu từ đó Bê-tên. Và sau đó ông bước vào một hành trình với rất
nhiều thử thách mà một trong những khúc Kinh Thánh nổi bật là: ông vật lộn với
Đức Chúa Trời.
Và sau cái biến cố này thì
Gia-cốp trở thành một con người khác, ông mang một cái tên mới là: y-sơ-ra-ên.
Khi Chúa ban cho ai một tên mới
thì đồng thời họ là một con người mới và là một sứ mạng mới.
Tổ phụ Áp-ra-ham cũng được đổi
tên. Tên hồi trước là: Áp-ram về sau này thành Áp-ra-ham.
Phi-e-rơ cũng được đổi tên: từ
Si-môn trở thành Sê-phê hoặc Phi-e-rơ.
Gia-cốp được đổi tên thành
Y-sơ-ra-ên và sau cái biến cố vật lộn với Đức Chúa Trời đời sống của ông thay đổi.
Ông cư xử với anh ông ấy là
Ê-sau không phải là bằng mưu mô, lươn lẹo, lừa gạt như ngày xưa nữa, mà là cư xử
rất chính trực, và cuối cùng là trở về Bê-tên để hoàn tất cái lời hứa là: dựng
một bàn thờ tại Bê-tên để thờ phượng Ngài, chúng ta thấy Gia cốp nói như thế
này: “Nếu Đức Chúa Trời ở cùng tôi, gìn
giữ tôi trong lúc đi đường, cho bánh ăn, áo mặc, 21 và
nếu tôi trở về bình an đến nhà cha tôi, thì Đức Giê-hô-va sẽ là Đức Chúa Trời
tôi. 22 Hòn đá đã dựng làm trụ đây sẽ là đền
Đức Chúa Trời, và tôi sẽ nộp lại cho Ngài một phần mười mọi của cải mà Ngài sẽ
cho tôi.” ( Sáng 28: 20)
Bây giờ, ông mới thực sự cảm nhận
và kinh nghiệm được Thiên Chúa có mặt ở trong đời của ông ấy. trước đó, Đức
Chúa Trời vẫn ở đó mà tôi không biết, còn bây giờ sau một cuộc đời với bao
nhiêu sóng gió, bao nhiêu đau khổ mới cảm nhận và kinh nghiệm được Chúa ở với
mình.
Trong Sáng 32:30 “
Gia-cốp đặt tên chỗ đó là Phê-ni-ên [†]
Đó
chính là hành trình đức tin của Gia-cốp và chúng ta thử xem xem hành trình của
tổ phụ đức tin Gia cốp có giống hành trình đức tin của mình không?
Từ
chỗ chúng ta không cảm nghiệm và kinh nghiệm được sự hiện diện của Chúa một
cách mật thiết và rõ nét và trải qua biết bao những biến cố đau thương mình mới
khám phá ra được sự hiện diện tình thương của Chúa trong đời sống của mình.
*
Đức tin là một hành trình
Nghĩa
là một con đường mà tôi phải đi, một chuyển động chứ không phải là nó đứng yên,
đức tin là phải chuyển động, là phải có việc làm, có hành động. Gia cơ bảo
rằng: Đức tin phải có việc làm, đức tin mà không có việc làm là đức tin chết.
Đức
tin không phải là một đồ vật, mà đức tin là một sự sống, là một chuyến đi là
một hành trình. Nhiều khi ta quên cái điều này, nhiều khi mình cứ tưởng tin
Chúa thế là xong, làm Lễ Báp Têm xong là đủ rồi, làm sao đủ được, sống đức tin
là đi suốt cuộc đời, một hành trình dài.
Minh
họa: Sinh ra ai cũng làm người nhưng không phải ai cũng làm người cho ra người,
trong gia đình và trong xóm thì thấy ai ăn ở không ra gì thì người ta bảo rằng:
thằng này nó không còn tính người nữa.
Làm
người là một hành trình, mỗi một ngày là trở thành người hơn.
Có
nhiều khi tôi cảm nghiệm thế này!
Học để làm Mục sư thì khó, nhưng
cũng không khó lắm, sống cho ra Mục sư mới khó.
Làm
Mục sư cũng là một hành trình, mỗi một ngày là một Mục sư của Chúa đúng nghĩa.
Thế thì đời sống đức tin tương tự như vậy, không phải một lần là xong.
Mà
là một hành trình dài, mỗi một ngày trở nên môn đệ của Chúa Giê xu đúng nghĩa
hơn.
*
Đức tin là một cuộc vật lộn
Gia-cốp
vật lộn với Chúa, thực sự ta muốn sống đức tin của người Tin Lành cho đến nơi
đến chốn thì đó là một cuộc vật lộn với Đức Chúa Trời.
Minh
họa: Chúa Giê xu ở trong vườn Ghết-a-ma-nê Ngài đã vật lộn với thánh ý của Đức
Chúa Cha.
Vật
lộn đến nỗi là vã mồ hôi, nặng như những hạt máu.
Khi
chúng ta đối diện với một cơn cám dỗ, một đằng thì sức hấp dẫn kinh khủng của
cơn cám dỗ, và một đằng khác là tiếng lương tâm là lời mời gọi của phúc âm,
chúng ta có cảm nhận chúng ta đang vật lộn với thánh ý của Chúa không? Thường
xuyên như vậy, nếu mình không cố gắng để chống trả cơn cám dỗ thì mình không
cảm nhận được sự vất vả khi phải vật lộn.
Phao
lô đã cảm nhận sự vất vả trong sự vật lộn trong tâm linh của ông:
Khi
tôi muốn làm điều lành thì điều dữ dính dấp theo tôi.
Minh
họa: Khi tôi lấy chiếc xe đạp đạp xuôi theo chiều gió thì thấy mát lắm, nhưng
khi gió thổi mạnh tôi đạp ngược chiều gió thì rất vất vả.
Tương
tự như vậy, khi ta đối diện với một cơn cám dỗ mà mình chiều theo cơn cám dỗ ấy
thì rất là thoải mái, chẳng vất vả chút nào. Mình cố gắng mình đi ngược lại cơn
cám dỗ thì sẽ cảm nhận vất vả vô cùng.
Có
người đã tranh đấu với con cám dỗ thì đã ngồi trên một bão tuyết.
Nếu
chúng ta muốn sống đức tin Cơ Đốc Giáo đến tận cùng thì giống như Gia cốp, ta
phải chấp nhận vật lộn với Chúa. Nhưng có điều là sau cuộc vật lộn thì Gia cốp
trở thành một con người mới.
Tương
tự như vậy, người môn đệ Chúa Giê xu mà thực sự vật lộn với những giá trị phúc
âm, vất vả thật kết quả là sẽ trở thành con người mới.
Đòi
hỏi chính yếu và căn bản của một Cơ Đốc nhân là đổi mới.
Ăn
năn, hoán cải không chỉ nhớ về quá khứ để ăn năn tội lỗi của quá khứ nhưng còn
hướng về tương lai để sống một đời sống mới đó là ý nghĩa sâu xa của sự hoán
cải trong Thánh Kinh.