Gia Dinh Gieo Giong

HỌC KINH THÁNH TUẦN 12

TUẦN 87 (Tuần 12 – T.Ư.)
THƯ ROMA
(chương 12-16)

Xin mời anh chị em cùng mở sách Rô-ma chương 12: 1-2 “1 Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. 2 Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào.”
Thánh Phao-lô nói với các tín hữu Rô-ma và cũng là nói với mỗi chúng ta ba điều trong đoạn văn ngắn ngủi này.
1. HIẾN DÂNG THÂN THỂ
Để hiểu được những lời khuyên này chúng ta nên liên hệ đến chức vụ thầy tế lễ là của Chúa Jêsus.
Trong tôn giáo nào cũng có chức vụ tư-tế, Do thái cũng có các thầy tế lễ, và Chúa Jêsus cũng là thầy tế lễ.
Nhưng chức thầy tễ lễ Tân Ước khác với chức thầy tế lễ Cựu Ước. Đặc biệt ở chỗ là các tư tế trong thời Cựu Ước người ta dâng của lễ lên Đức Chúa Trời là con chiên, con bò, con dê. Tất cả những của lễ ấy nó ở ngoài bản thân của thầy tễ lễ.
Cho nên, thầy tễ lễ có cầm con dao xác tế con bò và máu nó chảy lênh láng ra trên bàn thờ đi nữa thì thầy tễ lễ có đau không? Không đau.
Còn Chúa Jêsus là thầy tễ lễ Ngài dâng của lễ cho Đức Chúa Cha, của lễ đó là chính thân mình của Ngài, là chính con người và cả cuộc đời của Ngài.
Cho nên, khi chúng ta đọc thư Hê-bơ-rơ cũng gọi là thư Do Thái thì sẽ gặp câu Kinh Thánh này: “Lạy Chúa, này con đến để thi hành thánh ý Chúa”
Rồi khi chúng ta đọc Phúc Âm Luca thì lời cuối cùng của Chúa Jêsus trên thập tự giá: “Đức Chúa Jêsus bèn kêu lớn rằng: Hỡi Cha, tôi giao linh hồn lại trong tay Cha! Ngài vừa nói xong thì tắt hơi. “ (Lu 23:46 )
Cho nên, cả cuộc đời của Chúa Jêsus, cả con người của Ngài là của lễ dâng lên Đức Chúa Cha.
Ở trong tiếng La-tinh người ta dùng cái từ là: Sa-séc-đoóc-víc-ty-ma.
Chúa Jêsus vừa là thầy tễ lễ, vừa là của lễ, vừa là tư tế vừa là lễ vật.
Khi chúng ta tin nhận Chúa Jêsus, chúng ta được làm con của Ngài thì chúng ta được chia sẻ chức thầy tế lễ, chức nhà vua, chức tiên tri của Chúa Jêsus.
Mình được chia sẻ chức thầy tế lễ Sa-séc-đoóc-víc-ty-ma đó cho nên mình được mời gọi để hiến dâng thân mình làm của lễ sống động và thánh khiết để đẹp lòng Đức Chúa Trời.
Không phải dâng cái bên ngoài mà là dâng chính thân mình, tôi cắt nghĩa rộng ra như thế để chúng ta hiểu sâu hơn lời khuyên của thánh Phao-lô.
2. ĐỪNG LÀM THEO THÓI ĐỜI NÀY
Cái thói đời mà lúc Thánh Phao-lô viết cho các tín hữu tại Rô-ma đó là cái thói gì? Xem phim thỉnh thoảng có gặp hình ảnh phim giác đấu ở Rô-ma không? Đấy là cái trò giải trí của dân Rô-ma đấy.
Cho đến bây giờ ở tại Rô-ma vẫn có nhiều hí trường, đấu trường đó là nơi vua chúa và dân Rô-ma tụ lại ngồi giống như sân vận động còn ở dưới sân thì là những võ sĩ giác đấu đánh nhau cho đến chết.
Khi giết chết đối thủ thì dân chúng reo hò, vui sướng lắm về sau cũng ở hy trường Cô-li-rê đó người ta nhốt sư tử, cọp beo ở đó, và đồng thời người ta nhốt các Cơ Đốc nhân rồi người ta thả ra, người ta thả sư tử ra cho nó vồ, nó giết chết những ai mà cương quyết mà không chối đạo.
Cái trò giải trí của dân Rô-ma đó, cái thói đời đó. Người Cơ Đốc giáo lúc đó không đến các hy trường như thế.
Rồi cũng ở Rô-ma có những nhà tắm công cộng cũng là một thứ giải trí của dân Rô-ma, người Tin-lành cũng không đến đó. Đừng dập và làm theo thói đời.
Ở trong thời đại chúng ta thì không còn những Hý trường Cô-li-rê nữa nhưng mà nối sống cá nhân chủ nghĩa, nối sống hưởng thụ là trên hết, gian dối, lừa lọc đó là thói đời mà thánh Phao-lô nói là: Đừng làm theo đời này.
3. HÃY BIẾN HÓA CON NGƯỜI BẰNG CÁCH ĐỔI MỚI TÂM THẦN MÌNH
Chú ý  chữ “ tâm thần”  ông không nói chúng ta đổi mới cái diện mạo ở bên ngoài mà ông nói đổi mới tâm thần, sự đổi mới từ ở bên trong và cả ba lời kêu gọi đó dựa trên nền tảng nào? Ngay câu mở đầu.
Thánh Phao-lô viết: “Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời” nền tảng là lòng thương xót của Chúa.
Cơ Đốc nhân là người cảm nhận được tình yêu và lòng thương xót của Đức Chúa Trời đã dành cho mình cho nên mới sống như lời thánh Phao-lô khuyên. Cho nên tình yêu của Chúa là nền tảng cho đời sống đức tin của chúng ta.
Thế thì từ nền tảng đó, ông nói tiếp với chúng ta điều gì?
Rô-ma 13: 8-10 “Đừng mắc nợ ai chi hết, chỉ mắc nợ về sự yêu thương nhau mà thôi, vì ai yêu kẻ lân cận mình ấy là đã làm trọn luật pháp. 9 Vả, những điều răn nầy: Ngươi chớ phạm tội tà dâm, chớ giết người, chớ trộm cướp, chớ tham lam, [†]
và mọi điều răn khác nữa, bất luận điều nào, đều tóm lại trong một lời nầy: Ngươi phải yêu kẻ lân cận mình như mình. 10 Sự yêu thương chẳng hề làm hại kẻ lân cận; vậy yêu thương là sự làm trọn luật pháp.”
Nền tảng mà chúng ta mới nói là tình yêu và lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Từ nền tảng đó tất cả mọi lề luật trong đời sống đức tin Tin-lành, trong đời sống người Cơ Đốc nhân nó quy về điều duy nhất này là tình yêu thương.
Cái hay của thánh Phao-lô ở đây là ông nhắc đến các thứ điều răn : Ngươi chớ phạm tội tà dâm, chớ giết người, chớ trộm cướp, chớ tham lam. Tất cả đều quy về điều răn yêu thương thôi.
Đoạn văn này làm cho ta nhớ đến cuộc đối thoại giữa Chúa Jêsus và một luật sĩ. Mat 22:36 “Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết?”

Bởi vì người ta thấy có quá nhiều điều luật, không phải chỉ có mười điều răn Đức Chúa Trời mà còn nhiều luật pháp khác nữa của người Do Thái Giáo.

Và người ta không biết cái nào là chính.
Chúa Jêsus hai điều răn hóa ra là một và kết tụ lại là điều răn yêu thương: “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Nầy là điều đầu nhứt: Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy nghe, Chúa, Đức Chúa Trời chúng ta, là Chúa có một. 30 Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi. [†] Có nhiều bản cũ thêm rằng: Đó là điều răn thứ nhứt; còn điều thứ hai đây cũng vậy 31 Nầy là điều thứ hai: Ngươi phải yêu kẻ lân cận như mình. [†] LeLv 19:18 Chẳng có điều răn nào lớn hơn hai điều đó.” (Mac 12:31)

Cho nên, cái hay của Thánh Phao-lô ở đây là ông giúp cho chúng ta thấy tình yêu là cốt lõi, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi lề luật trong đời sống đức tin.

Người nào mà sống tình yêu thương hết mình người đó là thánh đấy. Nhưng mà tình yêu thương đó phải được thể hiện như thế nào?
Bây giờ, chúng ta cùng đọc Rô-ma 12:3-5 “Vậy, nhờ ơn đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người trong anh em chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường, y theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người. 4 Vả, như trong một thân chúng ta có nhiều chi thể, và các chi thể không làm một việc giống nhau, 5 thì cũng vậy, chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta đều là các phần chi thể của nhau. 6 Vì chúng ta có các sự ban cho khác nhau, tùy theo ơn đã ban cho chúng ta, ai được ban cho nói tiên tri, hãy tập nói theo lượng đức tin; 7 ai được gọi đến làm chức vụ, hãy buộc mình vào chức vụ; ai dạy dỗ, hãy chăm mà dạy dỗ; 8 ai gánh việc khuyên bảo, hãy khuyên bảo; ai bố thí, hãy lấy lòng rộng rãi mà bố thí; ai cai tri, hãy siêng năng mà cai trị; ai làm sự thương xót, hãy lấy lòng vui mà làm.”

Tình yêu thương đó trước hết là phải được thể hiện trong đời sống Hội Thánh, lý do mà Phao-lô đưa ra rất sâu sắc: “Vả, như trong một thân chúng ta có nhiều chi thể, và các chi thể không làm một việc giống nhau, 5 thì cũng vậy, chúng ta là nhiều người mà hiệp nên một thân trong Đấng Christ, và hết thảy chúng ta đều là các phần chi thể của nhau.”

Thánh Phao-lô chính là người đưa ra cái tư tưởng thần học về Hội Thánh là thân thể của Chúa Jêsus, trong thân thể ấy Chúa Jêsus là đầu và mỗi chúng ta là một chi thể.

Những chi thể không có cùng một chức năng với nhau nhưng đều ở trong cùng một thân và liên kết chặt chẽ với nhau.

Chính vì thế mà phải yêu thương nhau, nếu mình mà ghen ghét hoặc cay đắng thì cả thân thể chịu ảnh hưởng.

Minh họa:  Cái miệng nó nói với cái tay rằng: Tao ghét mày lắm tao không cần đến mày, thế thì chắc chắn sẽ đói thôi, vì nó liên hệ đến cả thân mình.

Thánh Phao-lô dùng cái hình ảnh thân thể để diễn tả mầu nhiệm Hội Thánh mà trong đó chúng ta liên đới chặt chẽ với nhau. Cho nên, phải yêu thương bên nhau, phải từ bên trong chứ không phải là mệnh lệnh áp đặt từ bên ngoài.

Cũng chính thánh Phao-lô đã nói trong Cô-rinh-tô thứ nhất: “ Chúng ta tuy nhiều nhưng cùng ăn một bánh và uống một chén cho nên chúng ta cùng làm nên một thân mình”.
Tình yêu trước hết nó phải bắt đầu từ giữa những tín hữu trong Hội Thánh với nhau.
Nên giữa vòng chúng ta có những chuyện xích mích phải trả thù nhau thì buồn lắm, những bất đồng thì trong Hội Thánh nào cũng có nhưng làm sao để giải quyết những bất đồng đó trong tinh thần của Phúc âm, trong tình yêu của Chúa.
Cách thể hiện tình yêu trước hết là trong Hội Thánh nhưng nó không ngừng ở đấy, vì nếu ngừng ở đấy thì có vẻ như chúng ta ích kỷ quá. Bây giờ thánh Phao-lô dẫn chúng ta đi xa hơn một chút.

Rô-ma 12:14-21 “Hãy chúc phước cho kẻ bắt bớ anh em; hãy chúc phước, chớ nguyền rủa. 15 Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc. 16 Trong vòng anh em phải ở cho hiệp ý nhau; đừng ước ao sự cao sang, nhưng phải ưa thích sự khiêm nhượng. Chớ cho mình là khôn ngoan. Chớ lấy ác trả ác cho ai; phải chăm tìm điều thiện trước mặt mọi người. 18 Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người. 19 Hỡi kẻ rất yêu dấu của tôi ơi, chính mình chớ trả thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời; vì có chép lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng. [†] PhuDnl 32:35 20 Vậy nếu kẻ thù mình có đói, hãy cho ăn; có khát, hãy cho uống; vì làm như vậy, khác nào mình lấy những than lửa đỏ mà chất trên đầu người. 21 Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác.”
Đây là lời mời gọi hết sức là cao cả, nhưng cũng rất khó khăn.
Hãy chúc phước cho kẻ bắt bớ anh em. Chúng ta hỏi thật nhau là chúng ta có bao giờ cầu nguyện cho người ghét mình không? Không chừng lại cầu nguyện rằng: Lạy Chúa Ngài vặn cổ nó ra đằng sau cho nó biết.
Hoặc là thánh Phao-lô nói: “Đừng để điều ác thắng mình, nhưng hãy lấy điều thiện thắng điều ác.”
Nhưng đấy là nét đặc trưng của người Tin-lành, Tin Lành chúng ta có rất nhiều người tử vì đạo không chỉ trong quá khứ nhưng mà ngay ngày hôm nay vẫn có rất nhiều người tử vì đạo trên khắp thế giới.
Trong các tôn giáo khác cũng có những người chết vì đạo vậy, và kể cả những người vô thần, người ta cũng chết vì lý tưởng mà vậy khác nhau ở chỗ nào.
Nếu có một điểm khác thì khác ở chỗ này: Những người không có lòng tin vào Đức Chúa Trời, người ta có thể dám chết cho một lý tưởng nhưng khi người ta bị giết chết lòng người ta đầy căm thù còn người Tin-lành tin vào Đức Chúa Trời Đấng giàu lòng thương xót thì dù có bị giết chết, tâm hồn vẫn đầy ắp sự yêu thương va tha thứ. Đấy là nét đặc trưng của người Tin-lành.
Minh họa: Ê-tiên đã tử vì đạo
Khi Chúa Jêsus bị đóng đinh trên thập tự giá, với bao nhiêu mũi đinh đâm thấu, kẻ thù chế nhạo.
Nhưng Ngài vẫn cầu nguyện: Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết điều họ làm.
Minh họa: Đức cố hồng y Phan-xi-cô Nguyễn Văn Thuận đọc sách vở của ông, những tài liệu viết về ông: Phải chịu tù tội khổ sở 13 năm mà có bao giờ thấy ông mở miệng, ông chửi bới ai không?
Ở thế kỷ 20 thì thế giới kính phục ông Nell-sơn-ma-đê-na của Nam phi, tù tội mấy chục năm trời, sau này làm tổng thống của Nam phi, nhưng mà người ta không kính phục ông về cái chuyện là ông tài giỏi về kinh tế, hay là chính trị. Người ta kính phục ông ấy ở sự quảng đại, bao dung và lòng tha thứ.
Và ông đã nói rằng: Tôi bị nhốt trong nhà tù mấy chục năm và khi bước ra khỏi nhà tù tôi ý thức rằng: Bao lâu tôi còn nuôi lòng oán hận đối với những người đã hành hạ, giam giữ tôi thì bấy lâu tôi vẫn chưa ra khỏi tù.
Phai ra khỏi cái sự hận thù thì mới cảm thấy sự tự do. Người ta kính phục ông là vậy.
Cho nên, Phao-lô nói với chúng ta cách diễn đạt tình yêu thương trước hết là trong Hội Thánh và sau nữa là với tất cả mọi người và đặc biệt là đối với những người mà mình gọi là kẻ thù những người làm cho chúng ta đau khổ.
Điều này khó lắm, nhưng chúng ta được mời gọi để thực hành và sống trong tình yêu thương.
Tôi nhớ lại Đức Giáo hoàng Gioang hai mươi ba.
Khi ông làm sứ thần ở Bun-ga-ri, có một nhóm linh mục phản đối ông dữ dội, trong đó có một linh mục viết lá thư chửi bới, phê phán.
Sau khi ông rời Bun-gha-ri ông về I-ta-li-a. Làm hồng y giáo chủ rồi cuối cùng làm giáo hoàng.
Khi mà ông làm giáo hoàng thì có đoàn hành hương từ Bun-gha-ri đến thăm, trong đó có cái ông linh mục ngày xưa viết thư chửi.
Ông linh mục này sợ lắm, bởi bây giờ ông làm giáo hoàng rồi mà bây giờ ông nhìn thấy mình chắc ông đì chết.
Đến khi phái đoàn gặp Đức Giáo Hoàng, thì ông rất là vui vẻ, và ông còn có ý gặp riêng cái ông linh mục kia nữa. Chắc ông linh mục này càng sợ nữa, khi gặp riêng thì Đức giáo hoàng mới cầm cuốn sách cầu nguyện và ở trong cuốn sách đó có kẹp cái thư ông linh mục chửi Ngài ngày xưa.
Đức giáo hoàng bảo: Cái thư của linh mục tôi vẫn giữ ở đây, thỉnh thoảng tôi đọc lại, điều gì mà tôi không có thì tôi tạ ơn Chúa, điều gì ông nói mà tôi có thì tôi xin Chúa giúp tôi sửa mình.
Đúng là một vị thánh, cách ứng xử cao thượng, không hận thù vẫn giữ cái lá thư kể cả những lời nhục mà đó.
Chúng ta được mời gọi để bắt chước những vị thánh đồ đi trước, sống mẫu mực cho mỗi chúng ta noi gương của họ.
Đó là đáp lại lời mời gọi của thánh Phao-lô: Nếu có thể được, thì hãy hết sức mình mà hòa thuận với mọi người. 19 Hỡi kẻ rất yêu dấu của tôi ơi, chính mình chớ trả thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời; vì có chép lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng. [†]
Câu cuối này mới độc đáo: “Vậy nếu kẻ thù mình có đói, hãy cho ăn; có khát, hãy cho uống; vì làm như vậy, khác nào mình lấy những than lửa đỏ mà chất trên đầu người.”
Đâu là những đặc tính của một tình yêu chân thật.
Tình yêu mà thánh Phao-lô nói: Tình yêu thương không được giả hình, giả bộ.
Tình yêu chân thật đó trước hết nó được biểu lộ qua sự khiêm tốn hay khiêm nhường.
1.    KHIÊM NHƯỜNG
Rô-ma12: 16 “Trong vòng anh em phải ở cho hiệp ý nhau; đừng ước ao sự cao sang, nhưng phải ưa thích sự khiêm nhượng. Chớ cho mình là khôn ngoan.”
Ở chỗ khác ông viết: “3Vậy, nhờ ơn đã ban cho tôi, tôi nói với mỗi người trong anh em chớ có tư tưởng cao quá lẽ, nhưng phải có tâm tình tầm thường, y theo lượng đức tin mà Đức Chúa Trời đã phú cho từng người.”
Người có tình yêu chân thật là người khiêm tốn và quý vị có biết các nhà đạo đức đã định nghĩa khiêm tốn là làm sao không?
Thỉnh thoảng chúng ta được người khác khen: Trời ơi hay quá! Mình sẽ trả lời ngay là: Đâu có dám nhưng trong lòng sướng rên.
Có ai nói khuyết điểm của mình thì mình sừng sổ lên, nổi lên hằm hằm phản ứng liền đó có phải là khiêm tốn không?
Các nhà đạo đức đã định nghĩa là: Khiêm tốn là sự thật.
Khiêm tốn có nghĩa là: Sống đúng với sự thật về mình. Nếu Chúa ban cho chúng ta ơn này ơn kia, hoặc khả năng lọ nhưng mà mình phải nhìn nhận rằng: Tôi được khả năng ấy, ân tứ ấy chẳng phải do tôi, tự tôi mà là do Chúa ban cho để phục vụ, để làm việc thôi.
Và nếu mình có một khuyết điểm nào mà người khác chân thành giúp mình thấy khuyết điểm đó thì hãy nhìn nhận sự thật đấy là yêu thương.
Người kiêu ngạo tự phụ, tự đắc về khả năng của mình, kinh khi kẻ khác, khoe khoang, như thế là thiếu bác ái, đố kỵ, ganh ghét hơn thua, là lừa gạt chính mình.
Con người có quyền tự hào về những gì mình có, nhưng tự hào trong Thiên Chúa, vì tất cả là do Thiên Chúa như thánh Phaolô đã viết: “Ai tưởng mình là gì mà kỳ thực không là gì hết, thì là lừa gạt chính mình. Mỗi người hãy xem xét việc làm của chính mình, và bây giờ sẽ có lý do để hãnh diện vì chính mình, chứ không phải vì so sánh với người khác.”
Đánh giá mình quá mức là kiêu ngạo, nhưng đánh giá mình đúng mức thì lại là khiêm nhường. Có thì nói có, không thì nói không.
“Dựa vào ân sủng Thiên Chúa đã ban cho tôi, tôi xin nói với từng người trong anh em rằng: đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức, mỗi người tùy theo lượng đức tin Thiên Chúa đã ban phát cho”. Đánh giá mình không đúng mức chưa hẳn đã là khiêm nhường đích thực, nhưng có khi lại là kiêu ngạo trá hình!
Đánh giá mình đúng mức là nhận ra những gì mình có nơi chính mình là do đâu? do chính bản thân mình hay do lượng đức tin mà Thiên Chúa đã ban cho? Như thế, chúng ta có quyền tự hào, nhưng tự hào trong đức tin. Tự hào trong đức tin không phải là sự kiêu ngạo phô trương, tự đắc về mình, nhưng về Đấng đã ban cho chúng ta những gì mình có.
Khiêm tốn thực sự là mẹ của mọi nhân đức, thì kiêu ngạo lại là cội nguồn của mọi tội lỗi!
Sách Huấn ca đã dạy “Hỡi con, con hãy thi hành công việc cách hiền hoà, thì con sẽ được người đẹp lòng Chúa quý chuộng. Càng làm lớn, con càng phải hạ mình trong mọi sự, thì con sẽ được đẹp lòng Chúa; vì chỉ có một mình Chúa có quyền năng cao cả, và mọi người khiêm nhường phải tôn vinh Chúa. Tai họa dành cho kẻ kiêu căng thì vô phương cứu chữa, vì mầm mống tội lỗi đã ăn sâu vào lòng chúng mà chúng không biết.
Lời nhắn nhủ của Chúa: “Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”, vẫn mãi là một bài học cho mỗi người trong suốt cuộc sống của mình.
2.    KHÔNG VỘI VÃ XÉT ĐOÁN NGƯỜI KHÁC
Rô-ma 14: 4 “Ngươi là ai mà dám xét đoán tôi tớ của kẻ khác? Nó đứng hay ngã, ấy là việc chủ nó; - song nó sẽ đứng, vì Chúa có quyền cho nó đứng vững vàng.”
Ro 14:4   4 Bạn là ai mà xét đoán người nhà của kẻ khác ? Nó đứng hay nó ngã, đó là việc của chủ nó. Nhưng nó sẽ đứng, vì Chúa có khả năng làm cho nó đứng. [GKPV]
Người có tình yêu chân thật thì không vội vã xét đoán người khác có nhiều lý do để chúng ta không được xét đoán người khác. Chỉ có Chúa mới có quyền xét xử, xét đoán.
Minh họa: Khi có một quyết định quan trọng về người nào đó có tiếp tục hầu việc Chúa hay không thì lúc đấy phải cầu nguyện, phải bàn hỏi chứ không phải cứ dựa vào quyền của mình mà mình quyết thôi.
Chính Chúa mới là Đấng xét xử tối hậu!
Một lý do khác nữa khiến chúng ta không nên dễ dàng xét đoán người khác bởi vì mình không thánh khiết hơn người ta.
Nếu các anh chị và tôi không vướng vào cái lỗi này thì mình lại mắc vào cái lỗi khác. Không ai là hoàn hảo ở trong cuộc đời này cả, mình không tốt hơn người khác đâu.
Một lý do khác nữa là không chắc là mình đã hiểu hết được mọi khía cạnh của sự việc. Nhiều khi mình chỉ đứng ở ngoài và nghe người khác nói lại thôi chứ có trực tiếp mình thấy đâu.
Mình chỉ nghe người khác nói lại thôi chứ mình có trực tiếp mình nghe và trực tiếp mình thấy đâu. Còn bao nhiêu những chi tiết liên quan đến sự việc đó mình không lắm biết được. Vậy mà dựa vào đâu để mà xét đoán.
Cho nên Lời Phúc Âm rất cần cho chúng ta: Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán. Anh em đong cho người ta đấu nào thì Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng cái đấu ấy.
Tình yêu chân thành sẽ không vội vã xét đoán người khác mà trái lại tập đặt mình dưới sự xét xử của Chúa. Đây là điều mà chúng ta gọi là ăn năn, xét mình.
Nếu ngày hôm này Chúa gọi tôi về với Chúa thì cái cuộc sống này Chúa xét xử tôi ra làm sao? Nếu mỗi ngày chúng ta tập đặt mình dưới sự xét xử của Chúa thì chắc chắn sẽ bớt đi những xét đoán về người khác.
Phải canh tân đổi mới bản thân.
3.    QUAN TÂM ĐẾN LỢI ÍCH CỦA NGƯỜI KHÁC VÀ TÌM CÁCH NÂNG ĐỠ
Rô-ma 15: 1-3
Tình yêu thương đích thực theo Kinh Thánh là hướng đến sự ích lợi của người khác và vì ích lợi đó mà chấp nhận hy sinh cả bản thân mình. Đấy chính là thứ tình yêu mà Đức Chúa Trời tỏ hiện cho chúng ta.
Căn cứ vào những tiêu chuẩn đó chúng ta xét mình để xem là mình có sống bằng tình yêu thương thật sự mà Chúa đã mời gọi không?


Để kết thúc hôm nay, chúng ta đọc chương 15: 1-6.

Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments