THÁNH KINH 100 TUẦN
TUẦN 62: SÁCH GIÓP
(Chương 22-42)
(Chương 22-42)
Lần trước ta đã đặt mình vào hoàn cảnh đầy thử thách của ông Gióp và từ hoàn cảnh đau khổ của ông ấy, ta cũng rút ra một vài bài học cho đời sống đức tin của mình.
Hôm nay, mình không chỉ ngưng ở cái hoàn cảnh bên ngoài mà đi sâu hơn vào tâm trạng của ông Gióp.
Sách Gióp 29.
Trong những chương trước các bạn bè của ông Gióp xuất hiện rồi người nói thế này người nói thế khác, nhưng ý tưởng chính vẫn là họ cho rằng: Ông Gióp có tội cho lên mới bị chừng phạt. Nhưng ông Gióp phủ nhận những lời kết án đó.
Minh họa: Gióp 4: 7-9 “Ông hãy suy xét lại, nào bao giờ có kẻ vô tội bị hư mất?
Đâu có người ngay thẳng lại bị trừ diệt?
8 Theo điều tôi đã thấy, ai cày sự gian ác,
Và gieo điều khuấy rối, thì lại gặt lấy nó.
9 Bởi hơi thở Đức Chúa Trời, chúng bèn hư mất,
Tại hơi xịt giận Ngài, họ bị tiêu hao đi.”
Họ kết án như thế này thì ông Gióp có tội còn gì nữa? Có ai vô tội mà phải tiêu vong đâu, còn bây giờ ông Gióp bây giờ mất hết của cải, mất con cái, mất luôn cả vợ và đang sắp mất cả cái thân xác thì rõ ràng là có tội còn gì nữa.
Và cái nhìn này rất quen thuộc, không phải là thời của ông Gióp mà ngay cả đến thời của Chúa Jêsus.
Minh họa: Câu chuyện về người mù tử thuở mới sinh. Khi Chúa Jêsus và các môn-đệ thấy người mù đó thì các môn-đệ phàn ứng làm sao? Thưa thầy cái thằng này nó mù vì tội của nó hay là tội của cha mẹ nó?
Các môn-đệ của Chúa Jêsus phản ứng vậy, và chúng ta có phản ứng như vậy không? Lạy Chúa còn đã làm gì nên tội mà Chúa gửi thập tự giá nặng như thế này. Con đã làm gì mà Chúa lại phạt con thế này. Lúc nào mình cũng nuôi trong đầu cái ý tưởng là Chúa phạt mình.
Cho nên, cái ý tưởng đau khổ mà do tội lỗi mà ra, dĩ nhiên là chúng ta không có phủ nhận. Nhưng phải nhìn cái tội lỗi ở đây theo cái nghĩa liên đới toàn thể nhân loại. Chứ còn nếu chỉ đóng khunh trên bình diện cá nhân và giới hạn cái đau khổ đó ở trong cuộc đời này mà thôi thì sẽ có những hệ luận nguy hiểm.
Minh họa: Khi tôi làm ăn khấm khá, thịnh vượng, giàu có thế rồi trong lòng mình tự hào. Bởi vì ta đạo đức lắm cho nên Chúa mới cho như thế này.
Chứ còn người khác nghèo khổ là lắm tội. Biết đâu mình giàu có không phải vì mình đạo đức mà là vì vô đạo đức.
Đi cướp của người ta cho nên giàu, cướp đêm rồi cướp giữa ban ngày chứ có phải vì mình đạo đức đâu. Tự đánh lừa chính mình rồi từ đó mình khinh thường những người đau khổ, những người nghèo khó, những người đang gặp khó khăn.
Ông Gióp ông không chấp nhận lời kết án cho là ông có tội cho nên mới bị Chúa trừng phạt. Ở chương 29-31 mà chúng ta gọi là cuộc độc thoại của ông Gióp, ông diễn tả, suy nghĩ, tâm tình của mình kể lại rõ ràng nhất.
I. THIÊN CHÚA LÊN TIẾNG (38,1 – 42,6)
Đứng trước lời than van của Gióp như thế Đức Chúa Trời phản ứng ra làm sao? Ở chương 38: 4-7
“Khi ta đặt nền trái đất, thì ngươi ở đâu?
Nếu ngươi thông sáng, hãy tỏ bày đi.
5 Ai đã định độ lượng nó,
Và giăng dây mực trên nó, ngươi có biết chăng?
6 Nền nó đặt trên chi?
Ai có trồng hòn đá góc của nó?
7 Trong khi ấy các sao mai đồng hát hòa nhau,
Và các con trai Đức Chúa Trời cất tiếng reo mừng.”
Chúa đặt vấn đề với Gióp, Chúa nói về những kỳ công trong công trình tạo dựng mà Ngài thực hiện và Ngài hỏi: Ngươi ở đâu?
Ngươi ở đâu khi ta làm những công việc đó? Và nếu chúng ta đọc tiếp thì Chúa còn nói đến những điều kỳ diệu trong vũ trụ về những hiện tượng thời tiết, về những sinh hoạt ở trong thế giới động vật. Chính tỏ Đức Chúa Trời là Đấng Thượng Chí. Đấng Toàn Năng. Ngài đã dồn ông Gióp vào cái thế rất kẹt. Ngài hỏi ông, ai là kẻ dám dùng những lời thiếu khôn ngoan, hiểu biết để làm kế hoạch của ta ra tối tăm.
II. Ý nghĩa của sách Gióp - Vấn đề người vô tại phải chịu đau khổ:
Giả như một người mà chúng ta bảo rằng nó phạm tội độc ác mà nó bị đau khổ thì chúng ta cho đó là điều bình thường. Nhưng bây giờ những người vô tội. Tại sao phải chịu đau khổ?
Minh họa: Trong một cuốn tiểu thuyết của Al-be-ca-rít, ông đặt vấn đề trong bối cảnh của một cơn dịch hạch và có một thằng bé nó bị chuột cắn chết.
Ông Bác sĩ ông hỏi ông linh mục, ông trả lời cho tôi xem. Thằng bé này nó phạm tội gì mà Chúa để chuột nó cắn chết. Ngày hôm nay, cái đứa trẻ mới sinh ra có tội gì mà Chúa để cho nó nhiễm HIV.
Tại làm sao bao nhiêu kẻ làm gian ác trong cuộc đời này mà nó cứ sống phây phây ra, còn những người mà cứ cố gắng sống đạo đức, ngay lành thì lại khổ một đời như thế?
Một câu hỏi rất hóc búa, khi chúng ta đọc sách Gióp mình thấy một bên là những người bạn của ông Gióp khẳng định rằng: Rất khoát vì ông có tội cho nên ông mới phải chịu đau khổ.
Chẳng hạn một người bạn của Gióp đã nói: “ Xin anh nhớ kỹ có ai vô tội mà phải tiêu vong, có nơi nào người công chính lại bị hủy diệt”. Họ khẳng định như vậy, nhưng mà ông Gióp ông phủ nhận, cho dù ông phủ nhận thì họ vẫn khăng khăng nói rằng: Trước mặt Chúa, phàm nhân mà cho mình là công chính thế nào được?”
Và đứa con do người phụ nữ sỉnh ra làm sao dám coi mình là thanh sạch, cho nên đối với những người bạn của Gióp thì không thể có chuyện người vô tội mà phải chịu đau khổ.
Nhưng đối với ông Gióp và cả thực tế cuộc sống thì lại nói với chúng ta khác, thực tế là nhiều kẻ gian ác thì vẫn sống phây phây còn nhiều người tốt lành thì phải chịu đau khổ.
Những cuộc thảo luận, đối thoại trong sách Gióp cũng đã có những sự nhìn nhận nó, nhìn nhận rằng đau khổ là một mầu nhiệm. Và chúng ta không thể hiểu được đường nối của Chúa.
Ví dụ có câu: Liệu anh có dò nổi mầu nhiệm cao sâu của Đức Chúa Trời, liệu anh có nhận thức Đấng Toàn Năng tuyệt hảo dường nào.
Rồi một chỗ khác, sách Gióp nói đến đau khổ là phương thế Chúa dùng để dạy dỗ, để giáo huấn chúng ta. Và điều này rất là tốt thôi.
Nhìn lại cuộc đời có khi mình khám phá ra cái năm đó, cái giai đoạn đó, tôi khổ quá sức nhưng mà chính nhờ những giai đoạn đó mà tôi lên người.
Chính nhờ cái giai đoạn đau khổ đó mà tôi thay đổi đời sống, chứ còn nó cứ xuôi sắm mãi thì có khi tôi mất linh hồn. Điều đó là chúng ta cảm nghiệm.
Nếu chúng ta đọc sách Gióp từ đầu thì mình thấy chuyện ông Gióp ông phải chịu đau khổ đâu có phải là vì tội của ông ấy, mà là do Satan nó đề nghị Chúa thử thách, chứ không phải là vì tội của ông ấy. Cho nên cái chủ đề đau khổ là do hình phạt của tội nó không phải là chủ đề chính của sách Gióp này.
Vậy từ đó, chúng ta suy nghĩ xa hơn chút, cái đau khổ nó không phải là một vấn đề cho bằng đó là một mầu nhiệm. Tôi nói điều này là mượn cách nói của một triết gia.
Mầu nhiệm là một cái gì đó không phải ở trước mắt chúng ta nhưng là chúng ta bị nhấn chìm trong đó mình suy nghĩ về nó, và đồng thời mình hít thở trong đó, mình đau khổ, mình hạnh phúc, mình buồn vui trong đó. Cho nên người ta mới nói đến ở đời này có ba cái mầu nhiệm.
1. tình yêu
2. đau khổ
3. cái chết.
Có ai trong chúng ta có cái lời giải đáp được cho tình yêu, đau khổ và cái chết không? Không.
Nhưng trong thực tế là chúng ta bị nhận chìm trong đó, suy nghĩ về nó, hít thở trong đó, hạnh phúc khổ đau cũng trong đó mà buồn vui cũng trong đó.
Mầu nhiệm hơn là vấn đề để mà giải quyết chính vì thế mà chúng ta được đề nghị hãy nhìn cái mầu nhiệm đau khổ trong tương quan của cuộc sống.
Ví dụ: Ông Gióp ở đây, cái khó khăn, đau khổ lớn nhất của ông ấy là ông cảm thấy mơ hồ về mối tương quan giữa bản thân ông ấy với Đức Chúa Trời.
Trước đây, nhớ lại những tháng ngày đã qua, ông cảm thấy rất hạnh phúc bởi vì Chúa ở bên như một người bạn còn bây giờ lại cảm nhận Chúa như là kẻ thù.
Minh họa: Gióp13: 24 ông kêu lên thế này “Sao Ngài lại ẩn mặt, và xem con như thù địch của Ngài ? Có phải điều Ngài muốn là làm run rẩy chiếc lá gió thổi bay, hay đuổi theo một cọng rơm khô héo ?”
Ông không còn cảm nhận được Chúa như một người bạn, như một người cha, chỉ thấy Chúa như một kẻ thù, đấy là cái điều làm cho ông ấy đau khổ nhất.
Minh họa: Đức Giáo Hoàng khi còn làm Linh-mục đã là một nhà thần học có tiếng, trong một bài viết cái hình ảnh mà ông dùng để diễn tả về mầu nhiệm cái chết. Hình ảnh mà quý vị tưởng tượng có một cậu bé, ban ngày vui chơi trong cánh rừng đến độ quên mất trời đã về chiều và khi bóng tối ập xuống trên cánh rừng thì cậu bé không còn biết đường nào mà về nữa.
Cậu sợ hãi quá mức, trong cái giây phút mà nó sợ hãi như vậy đấy thì nó mong chờ cái gì nhất, nó mong chờ có một bài dạy lý thuyết rằng con đang đứng ở tọa độ này, đi về hướng đông bắc, 1 cây số rưỡi rồi rẽ phải, năm trăm mét lại rẽ trái, nó có mong cái đấy không? Nó không mong cái đấy mà nó mong cái gì? Nó mong có một người cha đứng bên cạnh, đưa tay ra chạm lấy vai của nó và nói với nó: nào con cha con mình cùng đi. Đấy là điều mong ước nhất.
Lát-sing-ger đã dùng cái hình ảnh đó để nói về hình ảnh mầu nhiệm của cái chết.
Ai trong chúng ta khi đối diện với cái chết mà không sợ hãi, lúc đấy cái điều mà chúng ta mong ấy là không phải có ai đó đem sách Giáo Lý Tin Lành số bao nhiêu đem đọc cho mình nghe. Mà cái điều chúng ta mong đó là có ai đó ở bên cạnh đưa tay ra chạm vào vai mình và nói: nào con, con đi với cha.
Và Chúa Jêsus Christ là Đấng phục sinh là Đấng duy nhất mới có thể làm điều ấy cho con người.
Đấng đã kinh qua cái chết và trở thành Đấng hằng sống, Đấng duy nhất có thể dẫn chúng ta đi qua cái con đường của mầu nhiệm sự chết mà không sợ hãi gì.
Cho nên, tôi nhắc lại cái kinh nghiệm của ông Gióp, cái đau khổ của ông ấy nó không phải chỉ là vấn đề lý thuyết mà là cái sự mơ hồ trong cảm nhận về mối tương quan của mình với Chúa.
Chính vì vậy mà kinh qua những đau khổ, cuối cùng ông Gióp ông có những thay đổi nơi chính bản thân, trước đây đạo đức không ai phủ nhận nhưng mới là lý thuyết thôi không thực tế lắm. Rồi thực tế là nó xảy ra bao nhiêu thử thách, bao nhiêu đau khổ, ông suy nghĩ về những điều ông trải qua qua những lần tranh luận với bạn hữu thì cuối cùng thì ông nói:
Giop 42:5 “ Trước lỗ tai tôi có nghe đồn về Chúa,
Nhưng bây giờ, mắt tôi đã thấy Ngài”.
Gặp Chúa qua chính kinh nghiệm đau khổ, và từ chỗ đó về mặt thần học thì có một câu hỏi rất lớn mà chúng ta không thể trả lời được. Câu hỏi: Chúa là ai?
Đâu là chân dung thực sự của Chúa.
Chương cuối trong sách Gióp 42:7b “bởi vì các ngươi không có nói về ta cách xứng đáng, y như Gióp, kẻ tôi tớ ta, đã nói.”
bởi vì các ngươi đã không nói đúng đắn về Ta như Gióp, tôi tớ của Ta.
Nói đúng đắn ở đây được hiểu như thế nào? Chúng ta có thể hiểu hai cách.
1. Ông Gióp đã nói về Chúa cách đúng đắn có nghĩa là lòng ông nghĩ gì thì ông nói thế.
Không có sảo ngôn, không ngụy biện, thật với chính mình, ông đau khổ, ông ấy hoài nghi, ông hoang mang, ông ấy nói. Không dấu diếm. Bạn bè của ông đưa ra cách giải thích này, cái giải thích nọ thật sự ông cũng biết chứ không phải không biết.
Nhưng ông không cảm thấy được thuyết phục và ông nói cả về Chúa bằng những câu mà chúng ta đọc ở trong sách mà người ta sẽ cho là xúc phạm.
Từ đó, tôi mới suy nghĩ điều này! Khi chúng ta cầu nguyện với Chúa, chúng ta có dám nói thật với Chúa những gì nó đang diễn ra trong lòng mình không? Có bao giờ chúng ta dám nói với Chúa Lạy Chúa con chán lắm rồi đấy. Lạy Chúa Chúa khó chơi lắm, hay là sợ phạm tội.
Nhưng Chúa muốn chúng ta lại nói với Ngài rất thật lòng nghĩ sao nói vậy. Khi cầu nguyện hãy cứ thoải mái nói với Chúa tất cả những tâm tình của mình, kể cả những sự buồn chán, kể cả một thái độ hoài nghi, sự lung lạc trong đức tin. Chứ đừng có cầu nguyện cách công thức, nói thật với Chúa những gì diễn ra trong tâm hồn mình.
2. Cách hiểu thứ hai là: Ông Gióp đã nói đúng đắn về Ngài.
Đó là ông đã nói những điều đúng đắn về Chúa, các bạn của ông Gióp đã nói về Chúa nhiều lắm nhưng chỉ theo cái khung suy tư, lý luận của họ thôi, chứ không phải là Đức Chúa Trời đích thực đâu.
Họ quên mất một điều Đức Chúa Trời là Đấng bất khả đạt thấu. Đức Chúa Trời là mầu nhiệm vượt lên trên mọi hiểu biết và mọi khái niệm của con người chúng ta.
Chính vì vậy mà không bao giờ mình có thể nắm Chúa như là mình nắm giữ chìa khóa ở trong tay.
Con người cũng không nắm được còn nói gì đến chuyện nắm được Chúa, Thiên Chúa là Đấng bất khả đạt thấu. Cho nên chúng ta phải có sự khiêm tốn.
Cho nên, rút lại nội dung của sách Gióp để chúng ta thấy đây không phải là cuốn sách giải đáp một vấn đề thần học về sự đau khổ của người vô tội. Có chứ không phải không, nhưng mà không phải là như thế, nhưng chia sẻ cho chúng ta về một thái độ đức tin. Và đối với chúng ta ngày hôm nay, khi chúng ta đọc lại sách Gióp thì đừng quên rằng mình đang sống trong thời Tân Ước. Mỗi ngày mình chiêm ngắm về một người vô tội có tên là Jêsus người Na-xa-rét chính Đấng ấy mới là câu trả lời cho mọi nan đề của cuộc đời chúng ta.