Gia Dinh Gieo Giong

HỌC KINH THÁNH TUẦN 24

Tuần 24: Sách Samuel 1
(chương 1-15)
I. TỔNG QUÁT
1. Tác phẩm
Sa-mu-ên có hai cuốn chứ không phải một cuốn, cho nên chúng ta viết ra đây Sa-mu-ên thứ nhất và thứ hai.
Lúc ban đầu, nguồn gốc chỉ có một sách Sa-mu-ên mà thôi, chúng ta biết rằng Thánh Kinh có hai phần lớn là: Cựu Ước và Tân Ước.

Phần Thánh Kinh Cựu Ước được viết bằng tiếng Híp-ri hay ta quen gọi là Hê-bơ-rơ.
Minh họa: Thư của Thánh Phao-lô gửi các tín hữu tại Híp-ri. Hoặc thư của thánh Phao-lô gửi các tín hữu Do-thái.

Thánh Kinh Cựu Ước được viết bằng tiếng Híp-ri sau đó được chuyển dịch sang tiếng Hy-lạp. Bản dịch từ tiếng Híp-ri sang tiếng Hy-lạp người ta gọi là bản dịch 70 ( hay là thất thập).

Rồi dựa trên cái bản dịch 70 này bằng tiếng Hy-lạp mới chuyển dịch ra bằng tiếng La-tinh. Và nhiều ngôn ngữ khác.
Minh họa: Như tiếng Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ. V.v…
Ngày xưa, ở Việt Nam có bản dịch của Cha Huân, thì ông dịch từ tiếng La-tinh sang tiếng Việt Nam.

Nhưng bản dịch của Cha Nguyễn Thế Thuấn cũng như của nhóm phụng vụ thì các ông dịch thẳng từ tiếng Hy-lạp.

Thế thì khi được chuyển dịch từ tiếng Híp-ri hay tiếng Do Thái sang tiếng Hy-lạp mà ta quen gọi là bản dịch thất thập, hay là bản 70 thì sách Sa-mu-ên được chia thành hai phần.

Sa-mu-ên quyển thứ nhất và Sa-mu-ên quyển thứ nhì.
Rồi từ đó khi dịch từ Hy-lạp sang tiếng La-tinh, và từ Hi-lạp sang các thứ ngôn ngữ khác thì người ta cũng theo đó chia làm hai phần như chúng ta có hiện nay.
Sách Sa-mu-ên là một tập hợp những bài tường thuật về lịch sử của Y-sơ-ra-ên kéo dài từ thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên đặt chân vào đất Ca-na-an cho đến thời lưu đày.

Như vậy, cũng phải khoảng sáu bảy trăm năm.
Sách Sa-mu-ên không phải là sách lịch sử theo nghĩa hiện đại cho bằng trình bày một cái nhìn thần học về lịch sử. Có nghĩa là sách Sa-mu-ên không phải chỉ là kể lại à cái biến cố này nó xảy vào ngày này, tháng này, năm này.

Nhưng mà người ta muốn trình bày cái sự kiện lịch sử đó từ một quan điểm tôn giáo, quan điểm đức tin, quan điểm thần học để làm nổi bật lên cái mối tương quan giữa Đức Chúa Trời và dân của Ngài.

Và đó là lý do mà chúng ta đọc Thánh Kinh, bởi vì nếu ta đọc Thánh Kinh chỉ để nghe lại về lịch sử của Y-sơ-ra-ên thì người ta có thể đặt câu hỏi: Tại sao anh là người Việt Nam anh không lo anh đi học sử của Việt Nam mà anh lại đi học sử của Y-sơ-ra-ên?

Dạ thưa không? Chúng tôi không đi học sử của Y-sơ-ra-ên cho bằng là chúng tôi học cái nhìn thần học, cái nhìn đức tin về lịch sử để rồi chính mình ngày hôm nay, cũng biết nhìn cuộc đời của mình, nhìn thế giới này, nhìn lịch sử này bằng cặp mắt của đức tin.

Để khám phá ra sự hiện diện và hành động của Đức Chúa Trời trong cuộc đời này. Đó là cái điều mà tôi nói đi nói lại với các anh chị nhiều lần.

2. Nhân vật
Thế khi đọc sách Sa-mu-ên thì các anh chị sẽ thấy có ba nhân vật chính: Sa-mu-ên, Sau-lơ vua đầu tiên trong lịch sử Y-sơ-ra-ên, Đa-vít là vua nổi tiếng nhất trong lịch sử.
Ta quan tâm đến việc sinh hạ Sa-mu-ên:
1. Sinh hạ Samuel
I Sa-mu-ên 1:
Trong chương 1, chúng ta thấy cha mẹ của Sa-mu-ên, đặc biệt là chân dung của bà mẹ có tên là An-ne. Một người phụ nữ đạo đức nhưng thật là đáng thương bởi vì đợi mãi mà vẫn không có con.

Người Do Thái ngày xưa, có quan niệm giống như Việt Nam, các cụ ngày xưa hay nói cái câu: “ bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại”
Có ba cái thứ bất hiếu trong đó cái tội lớn nhất là không có con nối dõi tông đường.

Bà An-ne gặp khó khăn trong việc sinh con, nhưng ông chồng của bà ấy thì tuyệt lắm bởi vì ở chương 1: 8 ta thấy ông ấy an ủi bà ấy “ An-ne sao em khóc, sao em không chịu ăn, sao lòng em dầu dĩ vậy, đối với em anh lại không hơn mười đứa con trai sao”.
Chồng biết an ủi vợ như thế thì tuyệt vời quá, chứ gặp ông khác cứ suốt ngày ông trì triết, mắng mỏ đã khổ rồi lại còn khổ hơn.

Thế rồi bà ấy tha thiết cầu xin với Chúa, để cho có được một đứa con và bà ấy hứa với Chúa làm sao?
Chương 1:11 “ …”

Bà ấy cầu nguyện và cũng ra điều kiện: Nếu Ngài cho con đứa con trai thì con sẽ hiến dâng cho Ngài.
Nhưng có một chi tiết là: Dâng nó cho Đức Chúa Trời mọi ngày đời nó và dao cạo sẽ không đụng tới đầu nó thế là làm sao?

Dân-số-ký 6: 1-5 “…”

Đây là lời khấn hứa Na-xi-rê, người có lời khấn hứa này ngày ấy là người được thánh hiến cho Đức Chúa Trời để thuộc về Thiên Chúa trọn vẹn.

Và để thể hiện sự thánh hiến đó thì người giữ lời khấn Na-xi-rê này:
1.    Không được uống rượu
2.    Không cạo đầu
3.    Không gần xác chết
Nhớ đến Sam-sôn, Sám-sôn tóc ông dài nhưng mà cuối cùng ông cũng thua cái bà Đa-ni-na. Bà ấy lịnh lọt, ngọt nhạt với ông rồi cuối cùng ông cũng nói bí mật cho bà ấy và thế là bà ấy lấy dao cạo sạch. Thì Sam-sôn mất hết tất cả sức mạnh, trở thành như một đứa trẻ con. Quân thù nó bắt dễ dàng. Hình ảnh đó cho mình thấy sức mạnh của Sam-sôn là sức mạnh của Chúa nhưng mà khi ông rời xa Chúa thì ông không còn sức mạnh nữa.

Thành thử ra, trong bản văn của sách Sa-mu-ên quyển thứ nhất, chương thứ nhất mà ta vừa mới đọc nói đến lời khấn hứa của bà An-ne: “ Mọi ngày đời nó, dao cạo sẽ không đụng tới đầu nó”.
Thì mình phải hiểu rằng bà ấy dâng cái đứa con của bà ấy cho Chúa để đứa con đó thực sự và trọn vẹn thuộc về Chúa.

Và khi sinh con ra thì bà đặt tên cho con là: Sa-mu-ên nghĩa là người từ Thiên Chúa mà đến.

Người từ Thiên Chúa mà đến, cái tên gọi của Sa-mu-ên nó diễn tả hai điều:
1.      Con người này là quà tặng của Thiên Chúa ban cho gia đình bà An-ne và cho nhân loại.
Bởi vì ông bà ấy hiếm hoi, son sẻ không có con mà chỉ nhờ lời cầu xin thì mới có, cho nên Sa-mu-ên là quà tặng của Chúa cho gia đình và qua gia đình cho cả dân tộc.

2.      Tên Sa-mu-ên người từ Thiên Chúa mà đến nó diễn tả cái sứ mạng cuộc đời của ông.
Chúa sai ông đến trong cuộc đời này, trao cho ông một sứ mạng. Cho nên cái tên rất là hay. Có lẽ người Do Thái giống với người Việt Nam mình đặt tên cho con thường mang ý nghĩa rất sâu sắc.

Nhưng nhiều người ở nông thôn thì không quan tâm lắm, con gái thì lại đặt là nguyễn thị gái.
Một điểm nữa trong chương 2 mà chúng ta cần quan tâm:
Đó là bài ca của bà An-ne. Chúng ta cùng nhau đọc bài của bà An-ne trong chương 2!

Bài ca rất giống bài ca của bà Ma-ri.
Cả hai bài ca đều chúc tụng quyền năng của Thiên Chúa là Đấng cầm quyền sinh tử, là Đấng điều khiển cả lịch sử cả vũ trụ này.
Và đồng thời cả hai bài ca đều nhấn mạnh đến sự tương phản giữa kẻ giàu có và người nghèo khổ, giữa kẻ quyền thế và người cô thế.

Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư, người giàu có lại trở về tay trắng.
Và khi đọc cái bài ca này cũng như bài ca ngợi khen của Ma-ri thì mình được nhắc nhớ là trong cuộc đời nếu có lúc nào mà Chúa cho thành công về địa vị, về tiền bạc, về quyền lực thì cũng chớ lấy đó mà kiêu căng. Vì chẳng biết Chúa đuổi về tay trắng lúc nào.
Và có lúc cuộc đời mình có những thử thách, những khó khăn, thất bại thì cũng vẫn cứ cố gắng giữ vững niềm tin nơi quyền năng của Đức Chúa Trời.

Bây giờ, mình nói đến ơn gọi của Sa-mu-ên!
Bà An-ne đã khấn hứa với Chúa là sẽ dâng con mình cho Chúa, và quả thật là bà đã đem Sa-mu-ên lên đền thờ và sống trong đền thánh khi Sa-mu-ên còn là một cậu bé.

Và ở đó, được thầy cả Hê-li hướng dẫn. Nhưng mà ở chương 2 này ngoài bài ca của bà An-ne. Tác giả sách Sa-mu-ên quyển thứ nhất nói đến tình trạng con cái của thầy tế lễ Hê-li rất là bê bối.

Làm thầy tế-lễ nhưng mà không có ra một cái thể thống gì cả, nó chẳng còn biết Chúa là ai cả, nó chỉ còn biết cái quyền lợi của bản thân.
Hàng thầy tế-lễ rất là bê bối. Cho nên cái hình ảnh của thầy tễ lễ Hê-li đã già rồi và mất đã mờ, các nhà chú giải nói rằng: nhìn đó để nói về hình ảnh của cả một dân tộc.
Dân tộc Y-sơ-ra-ên đã trở thành mù lòa đối với lề luật của Đức Chúa Trời, đối với Lời Đức Chúa Trời.
Không còn nhận ra ánh sáng của Lời Chúa, không còn lấy lời Chúa làm ánh sáng để soi chiếu cho cuộc sống của mình nữa.

Lúc đó thì cậu bé Sa-mu-ên ở trong đền thờ và Chúa lên tiếng gọi Sa-mu-ên ở chương 3.

Chúa gọi Sa-mu-ên ba lần: mỗi lần gọi thì ông chạy đến thầy tế lễ Hê-li. Thầy tế lễ đã chỉ cho Sa-mu-ên thưa với Chúa. Sa-mu-ên còn bé ông không biết rằng Chúa đang gọi ông.

Mặc dù Chúa gọi rất tha thiết đúng ba lần, cần phải có một người đã có kinh nghiệm trong đời sống thiêng liêng là thầy Hê-li hướng dẫn ông mới nhận ra tiếng Chúa.

Chính vì thế mà ta thấy được tầm quan trọng của cái mà thánh Phao-lô gọi là sự phân định hay là sự biện phân. Làm sao tôi có thể phân định được tiếng Chúa đã gọi tôi hay là chỉ là cái ước vọng rất tầm thường của tôi.
Làm sao tôi phân định được đây là tiếng gọi của Chúa hay là sự xúi bẩy của một động lực nào khác.

Làm sao tôi phân định được Chúa gọi tôi vào đời sống phục vụ tấn hiến cho Ngài.

Thế thì chúng ta cầu nguyện với Chúa là điều trước hết, nhưng chúng ta cũng cần bàn hỏi với những người có kinh nghiệm dẫn đường đời sống thiêng liêng.
Chính vì thế mà chúng ta cần có những người đồng công, lãnh đạo luôn liền vai, sát cánh với chúng ta.

Và khi Sa-mu-ên được hướng dẫn rồi thì Sa-mu-ên đáp trả rất là tích cực. Lạy Chúa có con đây.
Nó khác với thái độ của hàng thầy tế lễ lúc bấy giờ, không còn lắng nghe Lời Chúa được thế chúng ta cũng tự hỏi mình rằng không biết mình cũng có sẵn sàng, nhanh nhẹn để đáp lại tiếng Chúa gọi giống như là Sa-mu-ên không?



Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments