Gia Dinh Gieo Giong

HỌC KINH THÁNH TUẦN 61

THÁNH KINH 100 TUẦN
SÁCH GIÓP
TUẦN 61: SÁCH GIÓP
(chương 1-21)
I.                  TỔNG QUÁT
Trước khi chúng ta đi vào chi tiết của sách Gióp thì tôi sẽ cung cấp cho các anh chị em một cái nhìn tổng quát.
Nếu tính cho đến thời điểm cho đến ngày hôm nay thì sách Gióp được viết cách chúng ta 25 thế kỷ tức là trước khi Chúa Jêsus ra đời 5 thế kỷ.

1. Bối cảnh

Thành thử khi mình đọc sách Gióp mình phải đặt mình vào trong cái hoàn cảnh, bối cảnh, xã hội, văn hóa, tôn giáo của thời bấy giờ.
Bối cảnh đó khá gần gũi với bối cảnh văn hóa Việt Nam của mình, văn hóa lúc đó là văn hóa bộ tộc.
Người ta nhấn mạnh đến sự phát triển dòng tộc cũng như là đất đai, của cải. Phát triển dòng tộc là quan trọng lắm “ bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại” Chúc nhau con đàn cháu đống. Không có con là bất hiếu.

Lúc bấy giờ người ta chưa có khái niệm đời sống sau khi chết, cho nên người ta nhấn mạnh đến phúc lành của Chúa là những của cải, vật chất có trong cuộc đời này. Và nếu tôi có chết đi thì tôi cũng vẫn tiếp tục sống qua dòng dõi của tôi, qua con cháu của tôi.

Và ngày xưa ở Việt Nam thôi gia đình chỉ có một người con trai duy nhất thôi nhưng cũng đã dâng con mình cho Chúa là một sự hy sinh lớn lắm.

Rồi cùng với nền văn hóa bộ tộc đó thì thời đó người ta xem trọng vinh dự về mặt xã hội cũng giống Việt Nam mình “ một miếng giữa làng bằng một xàng xó bếp” vinh dự xã hội.

Về mặt tác phẩm thì sách Gióp thì các nhà chú giải người ta xếp sách Gióp vào thể loại văn chương khôn ngoan.
Văn chương khôn ngoan là nền văn chương nhấn mạnh đến sự khôn ngoan và đời sống công chính như là cội nguồn cho mọi phúc lộc dồi dào cụ thể, nhất là được con đàn cháu đống làm ăn thịnh vượng.



2. Nội dung tổng quát

Khi chúng ta đọc sách Gióp một cái nhìn từ đầu đến cuối chúng ta sẽ thấy
I. Phần mở đầu (1,1 – 2,13)
Hai chương đầu được gọi là phần mở đầu mô tả ông Gióp đang thịnh vượng, phát triển nhưng bất ngờ là mất tất cả.
Và khi ông mất tất cả như vậy thì ba người bạn đến khuyên nhủ ông thế này thế khác

II. Đối thoại (3,1 – 31,40): 
Phần thứ hai là phần đối thoại dài nhất gần 30 chương sách. Trong cái phần đối thoại là ông Gióp ông than thở số phận hẩm hiu của mình và sau khi nghe ông than thở thì những người bạn của ông mới lên tiếng. Lên tiếng biện hộ không phải cho Gióp mà là cho Chúa, và phần này kết thúc bằng lời thề vô tội của ông Gióp.

III. Diễn từ của Elihu (32,1 – 37,24): 
Tiếp đó là diễn từ ( đối thoại) của Ê-li-hu một người trẻ với những lời lẽ nó khác với lời của những người bạn cũ của ông Gióp, nó có tính nâng đỡ nhiều hơn.

IV. Diễn từ của Đức Chúa (38,1 – 42,6): 
Và phần quan trọng tức là phần thứ tư là phần diễn từ ( đối thoại ) của Chúa, Thiên Chúa lên tiếng qua hai đối thoại và diễn từ của Chúa dồn ông Gióp vào một cái thế không nói được cái gì hết. Ngươi là ai mà chất vấn Đấng Toàn Năng. Ngươi là ai mà dám chất vấn Đấng làm nên cả đất trời, ngươi hiểu biết gì mà ngươi chất vấn Ngài.

V. Phần Kết (42,7-17): 

Ông Gióp ông nhìn nhận sự toàn năng của Chúa, nhìn nhận sự giới hạn, sự bé nhỏ của bản thân rồi ông được phục hồi và sống hạnh phúc. Cho nên câu chuyện này có hậu.

Sau khi có cái nhìn tổng quát như vậy, thế bây giờ chúng ta sẽ đi vào từng phần một.

II.               PHẦN MỞ ĐẦU (1,1 – 2,13)
Được chia ra nhiều cảnh, về mặt văn chương tác giả phân ra từng cảnh một, những cảnh đó nó đan xen nhau dưới đất rồi trên trời, dưới đất rồi lại ở trên trời.
Chúng ta để ý đến câu 1.
Khi chúng ta đọc tên một ai đó thì thường tên đó nó gắn liền với một ý nghĩa nào đó.
Tên của ông Gióp có nghĩa là: Chúa của tôi ở đâu? Hiểu cái nội dung của tên ông Gióp như thế khi mà mình đọc sách Gióp từ đầu đến cuối mình sẽ thấy nó thấm thía hơn. Chúa của tôi ở đâu? Khi tôi lâm vào cơn túng quẫn, khổ đau như thế này.

Chúa của tôi ở đâu? Khi mà mọi người bỏ rơi tôi hết, Chúa của tôi ở đâu khi mà thân xác tôi tàn tạ thế này?

Cũng ngay ở câu 1 đó, sách Gióp khẳng định ông là người kính sợ Đức Chúa Trời và lánh xa điều ác. Tác phẩm này được xếp vào hàng văn chương khôn ngoan bởi vì luôn luôn nhấn mạnh kính sợ Chúa.

Kính sợ Chúa là đầu mối của sự khôn ngoan, khi chúng ta đọc sách Châm ngôn lập đi lập lại điều đó nhiều lần.
Và ngoài việc phần đầu nói việc ông là người kính sợ Chúa mà còn đề cập đến ông là một người sung túc, giàu có, của cải, con cái đề huề. Đời sống rất là hạnh phúc.
Nó có mối quan hệ mật thiết với nhau giữa sự kính sợ Chúa và sự sung túc của cải cũng như con cái.

Chúng ta sang cảnh kế tiếp cũng ở trong chương 1: 6-12
Một ngày kia các con cái Thiên Chúa đến trình diện ra mắt Đức Chúa Trời. Con cái  này là ai đây? Mà lại có cả Satan cùng đến?

Thế thì các anh chị phải hiểu tác giả nằm ở trong cái khung cảnh văn hóa của thời đại lúc bấy giờ: người ta mô tả Thiên Chúa như là một vị vua ở Phương Đông với con cái vây quanh.

Trong những tôn giáo của người ngoại giáo thì con cái ở đây là những vị thần nhưng mà ở cấp thấp hơn. Còn trong cái nhìn của Thánh Kinh con cái ở đây là những tôi tớ hầu cận Đức Chúa Trời.

Thế thì Satan nó cũng chỉ là tôi tớ thôi, cái khẳng định này rất là quan trọng chứ không phải Satan nó là một vị thần quyền năng như Chúa. Nó cũng chỉ là tôi tớ của Chúa thôi.

Và khi mà Chúa khen ngợi ông Gióp thì Satan nó thưa lại với Chúa ở câu 9 này “ Có phải Gióp kính sợ Thiên Chúa mà không cầu lợi chăng?”

Có phải vì nó kính sợ Chúa rồi Chúa ban cho nó cái này cái kia. Bây giờ Chúa cứ thử rút hết của cải đi xem nó có còn kính sợ Chúa nữa không?

Thế bây giờ, thử hỏi cái câu chất vấn của Satan có đáng đễ chất vấn đức tin của chúng ta không? Mình cũng tự hỏi rằng phải chăng tôi tin Chúa chỉ vì để được sung túc.

Minh họa: Nếu có ai đó mà đưa ra lý do này lý do kia nếu Chúa làm cho tôi cái này cái kia thì tôi sẽ làm tôi tớ Chúa suốt đời.
Chúa có muốn anh làm tôi tớ Chúa đâu mà Chúa muốn anh làm con cái Chúa kia.
Chúng ta có những người con, dù chúng nó như thế nào thì chúng ta vẫn thương yêu chúng nó. Thế có bao giờ chúng ta nghĩ Chúa còn yêu thương chúng ta hơn thế nũa không?

Câu Satan chất vấn chúng ta: phải chăng tôi tin Chúa chỉ vì được sung túc ? mà nếu chỉ tin Chúa vì như vậy thôi thì liệu ngày hôm nay những người ta không cần tin Chúa mà người ta giàu hơn mình, người ta quyền cao chức trọng hơn mình. Người ta hưởng thụ được nhiều hơn mình.

Mà nếu tin Chúa chỉ vì như thế thì một ngày nào đó mình mất mát của cải thì liệu lòng tin có còn không? Hay là nó cũng biến mất theo của cải.

Cho nên, không chỉ là cái lời Satan chất vấn Gióp, chất vấn Đức Chúa Trời về Gióp đâu mà là chất vấn chúng ta nữa.

Từ câu 1-5 cảnh ở dưới đất.
Từ câu 6-12 cảnh ở trên trời.
Trở lại dưới đất cảnh thứ ba từ câu 13-22.
Ông mất của cải, mất con cái, đến câu 20 là câu mà chúng ta đã nghe
“ Bấy giờ, ông Gióp trỗi dậy, xé áo mình ra, cạo đầu, sấp mình xuống đất, sụp lạy và nói: ‘ thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi sẽ trở về đó cũng trần truồng, Chúa đã ban cho Chúa lại lấy đi, Xin chúc tụng Chúa”.
Toàn bộ cơ nghiệp và con cái bị tiêu tan hết.
Và những sức mạnh hủy diệt mà sách Gióp nói ở đây nó có cả thiên tai và nhân tai nữa. Thiên tai là lửa là cuồng phong, nhân tai đó là dân Canh-đê, dân Sa-bi-ai.

Cái đặc biệt là phản ứng của ông Gióp, ông Gióp đã có một lời tuyên xưng tuyệt vời. Giả như lúc mạnh khỏe hoặc là lúc bình thường mà mình nói thế thì cũng được. Nhưng đằng này lúc mà mất mát hết. Vậy mà ông dám nói thân trần truồng sinh ra từ lòng mẹ tôi cũng sẽ trở về trần truồng. Chúa lại ban cho Đức Chúa Trời lại lấy đi. Xin chúc tụng Danh Chúa.

Thế này, Satan chỉ có thua thôi, đau khổ mất mát như thế mà vẫn chúc tụng Chúa.
Minh họa: Giống như Đức Giáo Hoàng viết trong cuốn Jêsus Na-xa-rét.
Trong đó, ông có nhắc đến một linh mục người Đức, chính vào cái giây phút đau khổ, cùng cực, mất mát hết bởi vì ông bị Đức quốc xã nó giam trong trại tập trung. Vậy mà chính lúc đó, ông tuyên bố: Cơm bánh quan trọng, tự do quan trọng hơn, nhưng quan trọng nhất là trung thành với Chúa cho đến cùng.

Giây phút như thế mà nói được những câu như thế chính tỏ là một niềm tin hết sức là mãnh liệt, cho nên cái câu này chắc chúng ta phải học thuộc lòng. Học thuộc lòng để có những lúc ở trong cuộc đời mình có buồn phiền khó khăn, chuyện này, chuyện lọ thì nhớ đến câu này. Chúa đã ban cho Chúa lại lấy đi, mọi sự là thuộc về Chúa hết, phó thác hết, chúc tụng Danh Chúa.

Hết cái cảnh dưới đất này thì lại đến cảnh ở trên trời!
Chương 2: 1- 6 “ xem từ câu 3-4”
Đọc cái đoạn này chúng ta có cái cảm giác thế nào? Nhân vật Satan ghê gớm, nó đâu có chịu thua đâu. Chúa bảo đấy ngươi có thấy ông Gióp tôi tớ của ta không? Ngon lành, trung kiên như vậy.

Satan nó bảo chưa chắc đâu:  Tôi rút ra được hai cái suy nghĩ.
1.     Chúng ta còn bị Satan cám dỗ cho đến chết.
Một trong những lý do người Tin Lành của mình trong giờ hấp hối, rất cần những anh chị em ở bên cạnh, nâng đỡ, an ủi và cầu nguyện. Chính giây phút đó là giây phút bị cám dỗ nặng nề lắm. Nó không bỏ cuộc đâu, nó cám dỗ chúng ta cho đến chết.
2.     Câu mà Satan nói rất là độc.
Da đổi Da, tất cả những gì người ta có người ta sẵn sàng cho đi để cứu mạng sống mình. Cho nên, Ngài cứ thử giơ tay đánh vào xương vào thịt nó mà xem.
Trước đây, ông Gióp có thể có kinh nghiệm về mất mát về đau khổ nhưng vẫn là cái gì nó ở ngoài mình. Của cải, con cái, nhà cửa nhưng bây giờ chính cái mạng sống.

Chính cái thân xác cảm nghiệm cái đau đớn, đây chính là cơn cám dỗ, thử thách lớn lao nhất.

Minh họa: Nhiều khi chúng ta đi thăm bệnh nhân, mình khuyên lơn người ta dễ quá bởi mình có đau đâu.

Có một vị hồng y nổi tiếng của tổng giáo phận Pa-ri qua đời lâu rồi, trước khi ông qua đời, ông gọi các linh mục đến, ông nói với các linh mục câu này nổi tiếng lắm, người ta cứ ghi ở trong sách và nhắc đi nhắc lại hoài: “ Khi tôi còn trẻ và còn khỏe như các anh, tôi cũng có những bài giảng về đau khổ nhưng bây giờ tôi nói cho các anh điều này: Chúng ta không hiểu gì hết”.

Bởi từ trước tới nay chúng ta nói về đau khổ nhưng chỉ đứng ở ngoài thôi, còn bây giờ ông bị ung thư giai đoạn cuối và cách đây năm bảy chục năm không có thuốc men gì.

Câu nói này không chỉ giúp các linh mục mà giúp cả chúng ta biết khi chúng ta đi hầu việc Chúa để mình cũng không quá dễ dãi trong những lời khuyên nhưng quan trọng nhất là sự hiện diện và sự đồng cảm.

Đồng cảm trong tâm hồn, đồng cảm trong cầu nguyện, đó mới là sự nâng đỡ.
Cuối cùng cảnh cuối là cảnh thứ năm:
Chương 2: 7-12 “ …”
Bây giờ, ông Gióp ông chịu đau đớn ngay trong thân xác mình, ung nhọt, bên cạnh đó người bạn đời thân nhất giờ cũng lên tiếng nguyền rủa. Ông còn kiên vững trong đường nối vẹn toàn của ông nữa hay sao? Thôi nguyền rủa Chúa đi và chết cho nó xong”
Tôi liên tưởng đến bà Ê-va nói với ông A-đam cái gì thì ông theo cái đấy, bà này bà ấy cũng nói ông Gióp ông có theo không? Ông không theo, ông vẫn kiên vững trong đường nối của mình.



Đó là phần mở đầu để dẫn chúng ta vào cuộc đối thoại của những người bạn ông Gióp, cũng như đi vào những suy tư và cảm nghiệm của ông Gióp về những đau khổ mà ông ấy phải chịu.

Related link

Latest Features

Weather

April - 2025
SMTWTFS
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930   
       

Facebook comments