CHỦ
ĐỀ: TIN LÀNH DUY NHẤT
KINH
THÁNH: GA-LA-TI 1:6-7
Nhập
đề:
Khởi
đầu các bức thơ, Phao lô gởi lời chào thăm tất cả các tín hữu đang sống tại
vùng Ga-la-ti. Thường trong các bức thơ khác của Phao lô thì khi kết thúc lời
chào thăm thì ông có sự khen ngợi đức tin và lời ca ngợi, biết ơn
Minh
họa:
Ông
nói như sau: "Tôi hằng vì anh em tạ
ơn Đức Chúa Trời, bởi cớ anh em đã được Đức Chúa Trời ban ơn trong Đức Chúa
Jêsus Christ" (I Côrinhtô 1.4), "sau khi tôi có nghe đức tin anh
em…thì tôi vì anh em cảm tạ không thôi, thường nhắc đến anh em trong khi cầu
nguyện" (Êphêsô 1.15-16) và "Chúng tôi hằng vì anh em tạ ơn Đức Chúa
Trời, thường nhắc đến anh em trong khi cầu nguyện; vì trước mặt Đức Chúa Trời,
là Cha, chúng tôi nhớ mãi về công việc của đức tin anh em, công lao của lòng
yêu thương anh em, sự bền đổ về sự trông cậy của anh em trong Đức Chúa Jêsus
Christ chúng ta" (I Têsalônica 1.2-3).
Nhưng
đối với người Galati Phaolô không đưa ra một lời khen ngợi hay cảm tạ nào hết.
Thay vì thế, ông đã rất kinh ngạc khi ông ở xa nghe tin các tín hữu tại
Ga-la-ti đang rao động đức tin của mình.
Trong
câu 6 ông viết “Tôi lấy làm lạ cho
anh em đã vội bỏ Đấng gọi anh
em bởi ơn Đức Chúa Jêsus Christ, đặng theo tin lành khác.”
Phao
lô nói “Thật tôi không ngờ” là nói lên cảm xúc, sự biểu lộ một sự kinh ngạc,
lẫn trách móc.
Chú
ý động từ "Bỏ" ra từ một chữ
Hy lạp có nghĩa là "đổi lòng trung
thành của một người" hay đổi chiều, trở mặt.
Minh
họa: Chữ “ Bỏ” là từ được dùng để nói đến
những người lính đào ngủ, một người tự đào tẩu, tẩu thoát, một người đã tự động
tách mình ra khỏi ân điển và sự thương xót của Đức Chúa Trời.
Không
những Phaolô lấy làm lạ, ngạc nhiên, kinh ngạc khi họ “bỏ”, mà họ còn "vội bỏ" nữa. "Vội bỏ" có ý nói tới một là mau
chóng, hay là dễ dàng thay đổi, thay đổi quá nhanh, thay đổi đến chóng mặt.
Họ
đã vội bỏ không phải là một tôn giáo, một triết lý, một hệ thống tổ chức, nhưng
ở đây họ đã bỏ chính Đức Chúa Trời. Họ bỏ Đấng đã gọi họ. Lìa bỏ Tin lành là
lìa bỏ ân điển! Hãy khoanh tròn hai từ trong câu 6. Hãy khoanh tròn chữ
"Đấng" vì khi chúng
ta xây khỏi Tin lành chúng ta đang lìa bỏ Đức Chúa Trời. Cũng khoanh
tròn chữ "ơn" vì ruồng bỏ tin lành là lìa bỏ "ơn Đức Chúa Jêsus
Christ".
Chúng
ta đã được cứu bởi ân điển của Đức Chúa Trời, là ơn của Ngài ban cho kẻ không
xứng đáng. Êphêsô 2.8-9 chép: "Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh
em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa
Trời. Ấy chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình". Giờ đây
chúng ta đang đứng vững hay sống động ở trong ân điển. Roma 5.2 chép:
"…chúng ta cậy đức tin vào trong ơn nầy là ơn chúng ta hiện đương đứng
vững".
Nếu
ơn của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta phải dừng lại, chúng ta sẽ mất đi ơn cứu
rỗi và bị hư mất trong tội lỗi.
Tại
sao các tín hữu tại Ga-la-ti họ lại thay đổi, trở mặt nhanh như vậy? Tại sao họ
lại bỏ mau chóng như vậy? Tại sao?
Vì
bối cảnh của sách Ga-la-ti là có nhiều giáo sư giả, tiên tri giả đã nổi lên dạy
dỗ nghịch lại với sự dạy dỗ của Thánh Kinh, họ đã dạy giáo lý đi ngược lại với
giáo lý mà sứ đồ Phao lô giảng dạy. Họ dạy rằng một người được cứu rỗi không
phải chỉ nhờ vào Ân điển và đức tin mà thôi mà còn phải giữ các lễ lề luật cắt
bì.
Nếu quí vị phải thêm bất cứ điều chi
vào ân điển thì khi ấy chẳng còn là ân điển nữa rồi! Họ đang chà đạp và sĩ nhục
ân điển của Đức Chúa Trời!
Trong
Galati 5:4, Phaolô nói: "Anh em thảy
đều muốn cậy luật pháp cho được xưng công bình, thì đã lìa khỏi Đấng Christ,
mất ân điển rồi". Ông nói trong 3.1: "Hỡi người Ga-la-ti ngu muội kia, ai bùa ếm anh em là người mà
trước mắt đã được rõ bày ra Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh trên thập tự
giá?"
Khi
Phaolô nghe được các báo cáo về sự phản bội thuộc linh ở xứ Galati , tôi hình dung ra ông hai tay ôm lấy
đầu của mình. Ông lấy làm lạ không biết công việc của mình giữa vòng họ có ở
trong chỗ luống nhưng hay không nữa. Ông không thể tin được họ sẽ vội ruồng bỏ
từ các tin tức tốt lành mà đến "với một tin lành khác".
Giờ đây trong câu 7, ông làm sáng tỏ
cách nói của mình bằng cách thêm: "chẳng phải có tin lành khác". Đây là một sự xuyên tạc, những người kia đã xuyên
tạc Phúc Âm của Chúa.
Phao
lô nói: Chẳng có Tin lành khác nào hết, vì Tin lành của Chúa Giê xu chỉ có một
mà thôi, còn tất cả những đạo lý thêm vào Kinh Thánh, hoặc bớt Kinh Thánh thì đó
không phải là Tin Lành thật, Tin lành chân chính, Tin Lành của Chúa Giê xu là
Tin lành duy nhất.
Minh
họa:
Công Vụ các Sứ Đồ 4.12 chép:
"Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh
nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu". Chúa
Jêsus đã phán trong Giăng 14.6: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi
ta thì không ai được đến cùng Cha".
Phaolô
nói với người Galati
và tôi nói điều đó với quí vị. Chẳng có một tin lành nào khác cả. Chẳng có một
tin tức tốt lành nào khác hết. Chúa Jêsus
là con đường duy nhứt đến với ơn tha thứ, một mối thông công phải lẽ với Đức
Chúa Trời và cõi đời đời trên thiên đàng. Nếu quí vị không nhất trí, quí vị
không có vấn đề gì với tôi cả, quí vị đang có vấn đề với Lời của Đức Chúa Trời
đấy.
Phao
lô đã chỉ rõ ràng rằng: Cái gọi là Phúc Âm Khác, hay Tin Lành Khác nó đến từ
những giáo sư giả, tiên tri giả, giáo lý sai lạc. Mục đích của những người này
làm “ rối trí” những người có đức tin chân thật trong Chúa
Cứu Thế Giê xu.
Từ ngữ "rối trí " ra từ một
chữ Hy lạp có nghĩa là "lắc tới lắc
lui, làm rung động, lắc mạnh".
Phaolô
nói không những họ làm "rối trí" anh em, mà họ còn "muốn đánh đổ Tin lành của Đấng Christ”
nữa. Từ ngữ "đánh đổ" là
một từ rất mạnh. Nó có ý nói "vặn
cong, làm biến dạng, bẻ cong". Từ nầy chứa ý niệm đánh đổ một vật
gì đó xuống hoặc làm đảo ngược lại.
Minh
họa: Sa-tan đã từng thêm bớt Lời Chúa để
khiến cho Ê-va phạm tội. Sa-tan cũng từng bẻ cong Lời Chúa mong rằng có thể cám
dỗ Đức Chúa Jesus Christ phạm tội.
Tà
giáo nó họ không chối bỏ tin lành, nhưng thêm vào Tin lành ấy những đòi hỏi,
các nghi thức và luật lệ của Do thái giáo. Họ nói quí vị phải tin theo Chúa
Jêsus nhưng rồi phải chịu phép cắt bì và tuân giữ luật pháp, truyền thống của Israel .
Trong
tuần lễ nầy, Giáo hội Vatican đã phát ra tập tài liệu 36 trang, bản tài liệu
nầy nói rằng: sự đầy đủ ý nghĩa của ơn
cứu rỗi chỉ được thấy có trong Giáo hội Công giáo. Đây là một sựa lừa
dối và xuyên tạc Lời của Chúa cách ghê sợ.
Chúng
ta hãy nhớ rằng: Sự cứu rỗi chỉ duy nhất được tìm thấy ở trong Chúa Giê xu mà
thôi, tức là ngoài Chúa Giê xu thì không có sự cứu rỗi.
Sự
cứu rỗi không đến là vì quý vị ở trong giáo hội hay tổ chức Tin Lành, và sự cứu
rỗi cũng không đến với quý vị do quý vị thân với cha xứ, hoặc là ở trong giáo
Hội Công Giáo.
Tôi
tuyên bố cho quý vị một Tin Lành, một phúc âm từ trời rằng: nếu quý vị không có
Chúa Giê xu, không ở trong Chúa Giê xu thì quý vị và tôi đời đời bị hư mất.
Minh
họa: Gần đây người ta đã bảo các con cái
của Chúa rằng: Phải cầu nguyện với bà Ma-ri và các thánh Phi-e-rơ, tôi đứng đây
để tuyên bố rằng: kẻ nào rao giảng những chuyện như thế thì đáng bị a-na-them.
Đức
tin mà thêm vào bất cứ điều chi khác là một sự xuyên tạc, bóp méo tin lành và
là sự phản bội về mặt thuộc linh.
Giờ đây ông xây ngòi viết của mình
hướng vào các giáo sư giả nào gây "rối" cho họ và "đánh đổ"
tin lành.
Hai
lần, cả trong câu 8 và câu 9, Phaolô nói nếu có ai dạy bất kỳ tin lành nào khác
với Tin Lành của Chúa Giê xu Christ thì "người ấy đáng bị anathem". Anathem và một từ ngữ rất nặng nề.
Từ ngữ Hy lạp là anathema nó có nghĩa là bị định cho sự hủy diệt.
Ông
đang thốt ra ao ước của ông, rằng một người thể ấy phải sa vào sự phán xét của
Đức Chúa Trời, nghĩa là người đó đã bị định cho sự hủy diệt. Tư tưởng của
Phaolô được đóng trong hai dấu ngoặc kép: "Nếu ngươi nào tìm cách vặn cong
hay thêm bất cứ điều chi vào tin lành mà quí vị đã tin theo, người ấy đáng bị
thiêu đốt ở trong địa ngục!"
II
Têsalônica 1.8-9 chép: "…những kẻ chẳng hề nhận biết Đức Chúa Trời, và
không vâng phục Tin Lành của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta. Họ sẽ bị hình phạt
hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền phép Ngài".
Mong
ước của Phaolô, ấy là người Galati
sẽ xem trọng lời dạy của ông và chối bỏ các giáo sư giả. Nếu họ bị Đức Chúa
Trời định phải hủy diệt, nếu họ bị "anathem", thì người Galati phải
từ chối đừng có quan hệ chi với họ. Sứ đồ Giăng cảnh cáo: "Nếu ai đến cùng
các ngươi mà không đem đạo ấy theo, thì chớ rước họ vào nhà, và đừng chào hỏi
họ. Vì người nào chào hỏi họ, tức là dự vào công việc ác của họ" (2 Giăng
10-11).
Chúng
ta không cần tiếp nhận một sự vặn cong, bóp méo nào đối với sứ điệp cho dù sứ
điệp ấy đến từ "thiên sứ trên trời".
Nếu
có ai xuyên tạc sứ điệp trong sáng nói tới ân điển lạ lùng của Đức Chúa Trời,
Phaolô nói: “Nguyện Đức Chúa Trời giáng cơn thạnh nộ công bình của Ngài trên
người đó”.